Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập làm văn lớp 4 Tuần 8: Luyện tập phát triển câu chuyện

Tập làm văn lớp 4 trang 82: Luyện tập phát triển câu chuyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 82 được VnDoc sưu tầm. Tài liệu tập làm văn lớp 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố phát triển bài văn kể chuyện. Mời các em cùng tham khảo.

Tập làm văn lớp 4 trang 82 câu 1

Câu 1 (trang 82 sgk Tiếng Việt 4): Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết tập làm văn, tuần 7).

Phương pháp giải:

Cốt truyện chính Vào nghề gồm có bốn sự việc như sau:

- Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa, đánh đàn.

- Em xin vào học nghề và được giao quét dọn chuồng ngựa.

- Va-li-a nhờ đó làm quen với chú ngựa diễn.

- Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên xiếc giỏi.

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn 1: Mùa giáng sinh năm ấy, Va-li-a tròn mười một tuổi được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.

Đoạn 2: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-Ii-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

Đoạn 3: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a làm việc trong chuồng ngựa.

Đoạn 4: Bằng sự cố gắng của mình, Va-li-a đã trở thành diễn viên xiếc được khán giả ái mộ.

>> Chi tiết: Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn

Tập làm văn lớp 4 trang 82 câu 2

Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 4): Đọc lại toàn bộ các đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết:

a) Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?

Hướng dẫn trả lời:

a) Trình tự sắp xếp các đoạn văn:

Sắp xếp theo trình tự thời gian. Nói rõ hơn, việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.

b) Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn:

Thể hiện sự tiếp nối về thời gian. Tác dụng của câu mở đầu (cụm từ in đậm) để nối đoạn văn sau với các đoạn văn trước.

Tập làm văn lớp 4 trang 82 câu 3

Câu 3 (trang 82 sgk Tiếng Việt 4): Kể lại một câu chuyện em đã học trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian

Học sinh có thể kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,... miễn là câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện Một nhà thơ chân chính

Ngày xưa, vương quốc Đa-ghet-xtan được trị vì bởi một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Cuộc sống của nhân dân lầm than; đến nỗi có một bài hát lên án sự tàn bạo của ông mà mọi người từ già đến trẻ đều thuộc và ca hát say sưa.

Một ngày nọ, bài hát đến tai nhà vua. Lập tức, ông xuống lệnh tìm cho ra tác giả của bài hát. Lùng sục mãi vẫn không tìm được, vua sai bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, vua cho giải họ vào cung và yêu cầu mỗi người hãy hát bản nhạc do chính mình sáng tác. Các lời ca, tiếng nhạc lần lượt được tấu lên với nội dung ca ngợi trí tuệ hơn người, trái tim nhân hậu và sức mạnh quyền uy của đức vua. Đặc biệt, chỉ có ba nhà thơ không hát. Vua ra lệnh tống giam cả ba vào ngục tối và thả tất cả nhừng người kia.

Ba tháng sau, cả ba nhà thơ được giải đến vua. Một trong ba nhà thơ cất lời ca tụng đức vua và được thả ngay. Hai người còn lại bị đưa lên giàn hỏa, chuẩn bị hành hình. Một trong hai người lên giàn hỏa bỗng hát lên bài hát ca tụng nhà vua và được thả tức khắc.

Nhà thơ thứ ba vẫn im lặng. Sự im lặng ấy khiến nhà vua không kềm được cơn giận dữ và ra lệnh nổi lửa. Ngọn lửa vừa bốc lên, nhà thơ đã cất tiếng hát. Bài hát vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của vua. Tiếng hát dũng cảm vang lên với những lời ca trung thực, thẳng thắn, không khuất phục trước ngọn lửa tàn bạo đã rung động cả hoàng cung. Nhà vua lập tức thét quân lính cởi trói cho nhà thơ và dập tắt ngay ngọn lửa.

Cuối cùng, nhà vua đã tìm ra được một nhà thơ chân chính của đất nước.

Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Một buổi chiều ông nói với mẹ của An-đrây-ca: Bố thấy khó thở lắm! Mẹ cậu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dặn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về. Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi: Trong việc này, con không có lỗi. Chẳng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như thế nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng. Rồi mãi sau này khi đã trưởng thành cậu vẫn luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng, mua thuốc về nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu.

Câu chuyện: Những con sếu bằng giấy

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện. Có chuyện em còn nhớ lờ mờ, có chuyện em đã quên hẳn. Nhưng có chuyện vẫn khắc sâu trong tâm trí khiến em không sao quên được. Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”.

Câu chuyện kể rằng: Tháng 7 năm 1945, cả nước Mỹ vui mừng khi quân đội chế tạo thành công bom nguyên tử. Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tính và dự định đi gây chiến. Thế rồi chỉ hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ cũng đi đến quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki của Nhật Bản hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Hai quả bom đã tàn sát và cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. 6 năm sau, nước Nhật lại có thêm hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Mỹ ném bom, có một em bé hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Em tên là Xa-da-cô Xa-xa-ki. Thật không may, 10 năm sau em lâm bệnh nặng vi bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. Tuy thế, em vẫn lạc quan, ngây thơ tin vào một truyền thuyết. Truyền thuyết đó nói rằng nếu ai bị bệnh mà gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, người đó sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết, khi em mới gấp được 644 con.

Sau khi Xa-da-cô chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.

Câu chuyện kết thúc nhưng hình ảnh thương tâm của em bé Xa-da-cô khiến em suy nghĩ mãi. Em mong sao chiến tranh không còn nữa để mọi trẻ em trên thế giới được sống trong nền hòa bình.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 có đáp án

--------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Dấu ngoặc kép

Tập làm văn lớp 4 Tuần 8: Luyện tập phát triển câu chuyện được VnDoc sưu tầm, tổng hợp lời giải hay cho các em học sinh tham khảo, phát triển câu chuyện, cách xây dựng đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian, hoàn thiện cách viết, làm bài văn kể chuyện, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chuyên mục Tiếng Việt lớp 4 đầy đủ các lời giải cho từng bài học để các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Các đáp án và câu trả lời nhanh chóng, chính xác!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
420
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm