Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt sẽ là tài liệu tham khảo hay giúp các thầy cô có cơ sở ra đề kiểm tra, giúp các em học sinh có thêm đề luyện tập nhằm củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi giữa kì 1 lớp 4 sắp tới.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nhà phát minh 6 tuổi” (Trang 51, 52 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

TÌNH BẠN

Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :

- Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :

- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

- Tớ không bỏ cậu đâu.

Sóc cương quyết.

Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :

- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?

A. Rủ nhau vào rừng hái hoa.

B. Rủ nhau vào rừng hái quả.

C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

A. Vội vàng ngăn Thỏ.

B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.

C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây.

Câu 3 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó:

.......................................................................................

Câu 4 (0,5 điểm). Việc làm của Sóc nói lên điều gì?

A. Sóc là người bạn rất khỏe.

B. Sóc là người bạn chăm chỉ.

C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì?

.......................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau:

Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau:

a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

.......................................................................................

b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

.......................................................................................

Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau:

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Em hãy tìm các động từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau:

Danh từ

Động từ

Câu 9 (0,5 điểm). Đặt một câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 1 danh từ và 1 động từ.

....................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức - Đề số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng

Trả lời câu hỏi:

Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng, thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí xung quanh mình.

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1 (0,5 điểm). B

Câu 2 (0,5 điểm). B

Câu 3 (0,5 điểm). - Tớ không bỏ cậu đâu.

Câu 4 (0,5 điểm). C

Câu 5 (1,0 điểm). Ca ngợi một tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ.

Câu 6 (1,0 điểm).

Thanh (DT) ngẩn ngơ nhìn (ĐT) vòm đa (DT) bên kia đường đang nảy (ĐT) lộc.

Câu 7 (1,0 điểm).

a. 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,...

b. 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,...

Câu 8 (1,5 điểm).

Danh từ

Động từ

chiếc vuốt, ngọn cỏ, nhát dao, đôi cánh, cái áo, chấm đuôi, tôi

thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương

Câu 9 (0,5 điểm). HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

· 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

· 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

· 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Viết (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.

Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.

Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.

Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.

>> Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia lớp 4

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

Đọc hiểu

Số câu

2

1

1

1

5

Câu số

1,2

3

4

5

Số điểm

1

0.5

0,5

1

3

Kiến thức tiếng việt

Sốcâu

1

1

2

4

Câu số

6

7

8;9

Số điểm

1

1

2

4

Tổng

Số câu

2

1

2

1

3

9

Số điểm

1

1

1,5

0,5

3

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chính tả

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

2

2

2

Viết

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

8

8

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số điểm

2

8

10

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nghệ sĩ trống” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Câu 1 (0,5 điểm). Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.

B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt, giúp nó phát triển.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan thát trong đất.

D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.

Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao lạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn,

D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) trong câu sau:

Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa tới.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 8 (1,5 điểm). Xác định từ loại của các từ gạch chân trong câu sau:

Khi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn.

Câu 9 (0,5 điểm). Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu dưới đây:

Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Cây đa làng

Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ trưởng như do nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái mụn to như chiếc thủng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ em chui gọn vào trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức - Đề số 2

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. B

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. HS rút ra từ câu chuyện, ví dụ: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công.

Câu 6.

- Danh từ: Nó, hạt lúa.

- Động từ: đến.

Câu 7.

- Danh từ chung: núi, dòng, sông, nắng, đường, nhà

- Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ.

Câu 8.

Khi đi (ĐT) từ đây, khung cửa (DT) sẽ mở (ĐT) ra những khung trời (DT) rực rỡ thiên nhiên (DT) lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng (DT) cao hơn, đẹp hơn.

Câu 9.

Theo chặng đường đời, cái gì ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành?

II. Tập làm văn

Những câu chuyện cổ tích với các chi tiết thần kì, huyền ảo luôn có sức hấp dẫn khó mà từ chối đối với em. Trong các câu chuyện đã đọc, Cây tre trăm đốt là câu chuyện mà em ấn tượng nhiều nhất.

Câu chuyện kể về anh Khoai - một chàng thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn lại cần cù, chịu khó. Biết anh không có người thân, tên địa chủ đã gọi anh đến và hứa hẹn sẽ gả con gái cho anh ta. Và điều kiện, là anh Khoai phải làm việc cho nhà ông ta ba năm không lấy tiền công. Anh Khoai đồng ý, và từ hôm đó, anh làm việc quần quật sớm hôm, không quản nắng mưa. Nhờ vậy, của cải nhà phú ông ngày càng đầy lên. Thế nhưng, khi ngày hẹn đến, phú ông lại đưa ra thêm một yêu cầu, đó là sính lễ. Ông đòi anh Khoai đem đến cây tre trăm đốt, thì mới gả con gái cho. Anh nông dân ngây thơ, nghe thấy vậy liền vác rìu lên rừng tìm tre. Còn phú ông, thì chờ anh vừa rời đi, liền lập tức tổ chức đám cưới cho con gái và một cậu ấm nhà phú ông làng bên.

Anh Khoai đi mãi qua nhiều ngọn đồi, nhiều khu rừng mà mãi vẫn không tìm được cây tre dài đủ trăm đốt. Khi anh đang bế tắc, đau khổ, thì ông Bụt đã hiện ra. Ông bảo anh đi chặt về một trăm đốt tre rời. Rồi dạy anh câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập” để nối chúng lại thành cây tre dài trăm đốt. Ông còn dạy anh câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tách ra, bó gọn lại cho dễ mang về nhà. Nhờ có ông Bụt, anh Khoai có được sính lễ mà phú ông yêu cầu. Anh hăm hở trở về nhà với niềm vui sướng vô cùng. Ngờ đâu, khi anh về đến nơi, đám cưới đang được tổ chức linh đình, mà chú rể không phải anh. Anh Khoai tức giận lắm, liền đọc thần chú, nối liền tên phú ông gian manh vào một trăm đốt tre, khiến ông ta vừa xấu hổ lại đau đớn vô cùng. Tên phú hộ kia cũng muốn chạy lại cứu giúp, thì bị anh Khoai đọc thần chú cho dính liền vào với cây tre luôn. Cuối cùng, anh yêu cầu tên phú ông phải thực hiện lời hứa, thì anh mới thả họ ra. Quá đau đớn, tên phú ông đành phải đồng ý. Thế là, đám cưới của anh Khoai và con gái phú ông được tổ chức linh đình trong sự chúc phúc của bà con.

Trong câu chuyện Cây tre trăm đốt, anh Khoai đã sử dụng phép thuật để trừng phạt trực tiếp những kẻ xấu xa. Chi tiết đó khiến người đọc vô cùng hả dạ. Đó cũng là bài học cho những kẻ có ý định lừa dối, lợi dụng kẻ khác thì phải dừng lại ngay, nếu không sẽ phải nhận hậu quả nặng nề. Bài học ấy đã được tác giả dân gian gửi gắm khéo léo trong câu chuyện trên.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 3

A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG

Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo:

– Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được.

Hoa hồng ngạc nhiên:

– Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?

– Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. – Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai.

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.

Nhà thông thái ôn tồn giải thích:

– Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ...

Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.

(Theo truyện cổ tích Ả Rập)

Câu 1. Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích?

a. Nó khoẻ mạnh nên nó chống được thiên tai, giặc giã.

b. Hoa hồng yếu ớt không thể có sức lực để chống lại giặc giã.

c. Nó khoẻ, chống được thiên tai, giặc giã; còn hoa hồng yếu ớt.

Câu 2. Hoa hồng hiểu sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào?

a. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng.

b. Thanh kiếm không hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng.

c. Thanh kiếm là một kẻ thiển cận.

Câu 3. Nhà thông thái đã giải thích điều gì cho thanh kiếm và hoa hồng?

a. Công dụng của thanh kiếm đối với cuộc sống của con người.

b. Vẻ đẹp của hoa hồng, sự cần thiết của hoa hồng.

c. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống của con người.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

a. Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.

b. Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác.

c. Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào.

2. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: “Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử”

Câu 6. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng và điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Trong mưa xuất hiện những ................ long trời, lở đất.

b. Chúng tôi phản đối ................ và mong muốn hòa bình.

c. Thảm họa ................ đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ................ hằng năm.

Câu 7. Đặt câu theo gợi ý sau:

a. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.

b. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa danh.

B. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức - Đề số 3

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 - c

Câu 2 - a

Câu 3 - c

Câu 4 - c

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Bỗng lúc đó một nhà thông thái đi tới , hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử

Câu 6: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

a. Trong mưa xuất hiện những tiếng ầm long trời, lở đất.

b. Chúng tôi phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình.

c. Thảm họa sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra lũ lụt hằng năm.

Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (HS luyện tập đặt câu sáng tạo)

a. Con mèo nhà bạn Linh thật là xinh.

b. Hà Nội là nơi em sinh ra và lớn lên.

B. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh là một yếu tố vô cùng cần thiết đối với con người. Em đã may mắn có một lần được cùng chị tham gia trải nghiệm tại câu lạc bộ tiếng Anh của trường Đại học Ngoại thương.

Chị em là một thành viên của câu lạc bộ. Ở đó có rất nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích dành cho sinh viên cũng như các bạn học sinh nhỏ tuổi. Hôm ấy, mọi người có dịp trải nghiệm một ngày làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài. Có sự đồng ý của ban chủ nhiệm câu lạc bộ, chị đã cho em đi cùng.

Nhóm hướng dẫn viên lần này có năm người, bao gồm hai chị em em và ba anh chị khác. Mọi người có nhiệm vụ giới thiệu và dẫn một đoàn du khách từ Anh đi tham quan những địa điểm nổi tiếng quanh Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của em về đoàn du khách đó chính là về chiều cao của họ, tiếp đó chính là sự thân thiện mà họ dành cho nhóm em.

Tham gia hoạt động này, em đã được thấy tài năng của các anh chị sinh viên ở trường Ngoại thương. Họ nói tiếng Anh trôi chảy không khác gì một người bản xứ. Thậm chí, có một bác lớn tuổi còn không tiếc lời khen ngợi ngữ âm của các anh chị. Đồng thời, em cũng càng thêm khâm phục sự giỏi giang của chị gái mình. Do tuổi còn nhỏ, em cũng chỉ biết được một vài từ nhất định, vẫn cần có chị phiên dịch cho.

Cả đoàn lần lượt đi tham quan các địa điểm nổi tiếng như Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Cột cờ Hà Nội, hồ Gươm,... Ở mỗi nơi, em lại được nghe các anh chị giới thiệu về những điểm nổi bật hay những sự kiện lịch sử gắn liền với nơi đó. Điều này khiến em và đoàn du khách vô cùng thích thú. Mọi người còn được trải nghiệm ăn kem hồ Tây, đi đạp vịt và vô số hoạt động thú vị khác.

Kết thúc chuyến đi, ai ai cũng đều rất vui vẻ. Đoàn du khách gửi lời cảm ơn đến các anh chị sau đó rời đi. Chúng em cũng trở về và báo cáo nhiệm vụ lại với ban chủ nhiệm câu lạc bộ.

Qua hoạt động trải nghiệm lần này, em đã rèn luyện được cho mình sự tự tin khi giao tiếp với người lạ. Đồng thời, càng quyết tâm phải trở nên giỏi như chị trong tương lai.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU

I. Đọc thầm đoạn văn sau

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

… Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị!- Bố tôi lên tiếng trước. – Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe mơ ước được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như mơ ước của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.

Bích Thủy

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (M1)

A. bị tật ở chân

B. bị ốm nặng

C. bị khiếm thị

D. bị tật ở tay

Câu 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? (M1)

A. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán.

B. Đến nhà chữa bệnh cho cậu.

C. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và cậu bé đi chữa bệnh.

D. Nói với người lái xe riêng đến nhà đưa tiền cho cha mẹ cậu

Câu 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (M2)

A. Vì ông không có thời gian.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.

C. Vì ông ngại xuất hiện.

D. Vì ông không thích người nghèo.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (M3)

A. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật.

B. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.

C. Hãy mặc kệ người khác nếu mình không thích.

D. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn

Câu 5. Xếp các danh từ in đậm trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ: (M1)

Núi/ Sam thuộc làng/ Vĩnh Tế. Làng có miếu/ Bà Chúa Xứ, có lăng/ Thoại Ngọc Hầu

Danh từ chung
Danh từ riêng

Câu 6. Tìm 2 – 3 động từ chỉ trạng thái (cảm xúc, tình cảm) của em: (M2)

A. Khi bị cha mẹ phê bình: ……………………………………………………..

B. Khi đạt được điểm cao trong bài kiểm tra: ………………………

B. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Học sinh bốc thăm chọn một trong 5 bài sau để đọc thành tiếng một đoạn khoảng 85 tiếng trong thời gian 1 phút và trả lời câu hỏi ở cuối mỗi bài phần (?) trong SGK Tiếng Việt 4 - tập 1

1. Thi nhạc ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 12)

2. Công chua và người dẫn chuyện ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 20)

3. Nghệ sĩ trống ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 26)

4. Nhà phát minh 6 tuổi ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 51)

5. Con vẹt xanh ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 55)

C. PHẦN VIẾT

1. MÔN CHÍNH TẢ

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Con vẹt xanh ”

(từ Một hôm, … đến - Vẹt à, dạ ) (TV 4 tập 1- SGK/ 55)

2. MÔN TẬP LÀM VĂN

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe mà em yêu thích nhất.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 Kết nối tri thức - Đề số 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

D

Câu 5. Xếp các danh từ in đậm trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:

Danh từ chung

Núi, làng, miếu, lăng

Danh từ riêng

Sam, Vĩnh Tế, Bà Chúa Xứ, Thoại Ngọc Hầu

Câu 6. Tìm 2 – 3 động từ chỉ trạng thái (cảm xúc, tình cảm) của em:

A. Khi bị cha mẹ phê bình: buồn rầu, lo sợ, chán nản, hối hận

B. Khi đạt được điểm cao trong bài kiểm tra: vui sướng, tự hào, hạnh phúc

B. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

* Biểu điểm: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : 5 điểm.

* Yêu cầu đọc: HS đọc trơn, đúng, liền mạch các từ , cụm từ trong câu, giọng đọc to, rõ ràng: (3 điểm).

+ HS đọc sai dưới 3 tiếng: 3 điểm.

+ HS đọc sai 3 - 5 tiếng: 2,5 điểm.

+ HS đọc sai 6 – 10 tiếng : 2 điểm.

+ HS đọc sai 11 – 15 tiếng: 1 điểm.

+ HS đọc sai trên 16 tiếng: 0 điểm.

* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, tốc độ đọc khoảng 85 chữ/phút (0, 5đ)

* Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 0, 5 điểm. Không trả lời được hoặc sai ý: 0 điểm.

* GV cắt các bài tập đọc dưới đây thành phiếu cho HS đọc.

  • Thi nhạc ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 12)
  • Công chua và người dẫn chuyện ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 20)
  • Nghệ sĩ trống ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 26)
  • Nhà phát minh 6 tuổi ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 51)
  • Con vẹt xanh ( Tiếng việt 4 tập 1, trang 55)

C. PHẦN VIẾT

1. MÔN: CHÍNH TẢ (4 điểm)

- Viết đúng chính tả toàn bài, trình bày sạch đẹp : 4 điểm.

- Sai một lỗi trừ 0,25 điểm, không tính lỗi lặp lại.

- Trình bày cẩu trả, chữ viết không đúng độ cao, bẩn trừ 0,5 điểm

2. MÔN: TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

Hình thức: (1 điểm.)

Trình bày, chữ viết, bố cục 3 phần, đúng thể loại yêu cầu, không sai quá 2 lỗi chính tả trở lên, đảm nội dung yêu cầu bài.

Nội dung: (4 điểm.)

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân bài: Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính,...của câu chuyện.

Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,...và những liên tưởng, suy luận về câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc

Diễn đạt: (1 điểm.)

Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ sát hợp, sinh động. Câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, thể hiện được tình cảm chân thật ( Tuỳ mức độ diễn đạt mà trừ bài của học sinh)

Bài làm:

Viết bài văn kể lại Sự tích chú Cuội

Trong rất nhiều truyện cổ tích đã đọc, em thích nhất là "Sự tích chú Cuội". Câu chuyện không chỉ nhắc đến nguồn gốc của chú Cuội mà còn đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa.

Truyện kể về chàng tiều phu tên Cuội. Một lần vào rừng, anh ta thấy cảnh đám hổ con đã chết được hổ mẹ mớm cho loại lá kì lạ. Từ đó, phát hiện ra loài cây có khả năng "cải tử hoàn sinh". Vì tò mò, Cuội đã mang cây về trồng và giúp đỡ được rất nhiều người. Có hôm, Cuội đi trên đường và phát hiện ra một con chó đáng thương nằm chết bên đường. Thương hại, anh ta lấy lá cây cứu sống nó rồi mang về nhà nuôi. Chú chó cũng biết ơn ân nhân, luôn quấn quýt chủ không rời nửa bước. Một lần, Cuội cứu sống con gái phú ông. Cô gái tỉnh dậy thì vô cùng biết ơn, nguyện theo Cuội về nhà. Phú ông cũng rất vừa lòng, quyết định gả luôn con gái cho anh. Thế là Cuội có vợ. Hai vợ chồng sống với nhau vô cùng hòa thuận, hạnh phúc.

Lúc bấy giờ, trong làng có một bọn cướp chuyên. Chúng biết Cuội có thể hồi sinh người chết, đem lòng ghen ghét, nhân lúc anh ta đi vắng đã giết vợ Cuội và quẳng bộ lòng đi. Chàng Cuội trở về thấy vợ chết thì đau khổ vô cùng, cố hết sức lấy lá cây chữa trị. Thế nhưng do không còn bộ lòng, Cuộc không thể nào hồi sinh vợ được. Chú chó trung thành thương chủ, nguyện dâng hiến bộ lòng của mình. Nhờ vậy mà vợ Cuội sống lại. Sau đó, Cuội đắp một bộ lòng bằng đất cho chú chó và thành công hồi sinh nó. Cả gia đình lại vui vẻ, thuận hòa chung sống.

Tuy nhiên, vợ Cuội sau khi sống lại lại trở nên hay quên. Cuội lúc nào cũng nhắc vợ phải tưới cây bằng nước giếng trong. Thế nhưng dặn rồi nàng ta lại quên luôn. Trong một lần Cuội đi vắng, người vợ đã tưới nước bẩn cho cây thần. Cái cây cứ vậy bật gốc, dần bay lên trời. Đúng lúc đó thì Cuội trở về. Do tiếc cây, anh ta đã túm lấy rễ, cố kéo cái cây về lại nhưng vô ích. Thế là cả người cả cây bay lên cung trăng.

Qua "Sự tích chú Cuội", em đã nhận ra rằng sự sống của con người là có hạn. Thế nên chúng ta cần biết trân trọng hiện tại, đối đãi tử tế với tất cả mọi người. Có như vậy, cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa.

Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 Kết nối tri thức

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

văn bản

Số câu

2

1

1

4

Câu số

1,2

3

4

1,2,3,4

Số điểm

2

1

1

4

Kiến thức

TV

Số câu

1

1

1

Câu số

5

6

5,6

Số điểm

1

1

2

Tổng số câu

3

1

1

1

6

Tổng số điểm

3

2

1

6

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “ĐÒ NGANG” (trang 34) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: "Nội dung chính Đò ngang là gì?"

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài

Câu 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

Câu 2. Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão? (0,5 điểm)

A. Vì rễ của cây sậy cắm sâu vào lòng đất nên rất khó bị bật gốc.

B. Vì cây sậy ở dưới thấp nên gió không thổi qua.

C. Vì cây sậy dựa vào nhau nên không bị đổ.

D. Vì cây sồi đã che cho đám sậy.

Câu 3. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? (0,5 điểm)

A. Không nên coi thường cây sậy.

B. Không nên coi thường cây sồi.

C. Không nên sống gần bờ sông.

D. Không nên coi thường người khác.

Câu 4. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp: (1 điểm)

Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?

Danh từ

Động từ

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

Câu 5. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm)

Hương vị sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

..................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Câu 6. Tìm 4 danh từ chung và 4 danh từ riêng trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Mị Nương được vua cha yêu thương hết mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở mãi tận miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng này tên gọi là Thủy Tinh. Một người là chúa của vùng non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

(Theo “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)

Danh từ riêng

Danh từ chung

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)

a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.

.................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.

.................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.

.................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bài thơ Lời cô

(Trích)

Cháu đi mẫu giáo
Tuổi cháu lên ba
Lời cô dạy cháu
Cháu nhắc cả nhà

Nhắc mẹ nhắc ba
Khi ăn không nói
Đưa tăm cho ngoại
Phải cầm hai tay!

Chú vào nhà chơi
Chắu nhắc: bỏ dép!
Nhờ cháu lấy quẹt
Cháu nhắc: cảm ơn!

(Đặng Hấn)

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn ngắn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức - Đề số 5

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Nội dung chính Đò ngang:

Văn bản kể về câu chuyện của đò ngang và anh thuyền mành. Dù làm công việc gì, ở bất cứ đâu, đều có những điều mới lạ cho ta học hỏi. Công việc của mỗi người đều rất có ích và đều đáng quý.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

Câu 2. (0,5 điểm)

C. Vì cây sậy dựa vào nhau nên không bị đổ.

Câu 3. (0,5 điểm)

D. Không nên coi thường người khác.

Câu 4. (1 điểm)

Danh từ

Động từ

Nến, nửa

thấy, giật mình, chết, cháy, tàn

Câu 5. (1 điểm)

Câu chủ đề: “Hương vị sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.”

Câu 6. (1 điểm)

Danh từ riêng

Danh từ chung

Hùng Vương, Mị Nương, Tản Viên, Sơn Tinh

người, con gái, hoa, tính nết

Câu 7. (1,5 điểm)

a) Lan là người bạn thân thiết nhất của em.

b) Mê Linh là nơi em sinh ra và lớn lên.

c) Hôm nay trời nắng to 37 độ.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể: chuyện “Cây khế”.

Triển khai:

- Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau: người em hiền lành, chăm chỉ; người anh tham lam, lười biếng.

- Sau khi cha mất, người anh chia cho em trai một cây khế và một túp lều tranh.

- Người em chăm chỉ làm lụng, năm đó khế được mùa và rất ngọt.

- Sau đó có con chim lạ đến ăn và hứa sẽ trả bằng vàng. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang.

- Người anh biết chuyện, xin em đổi gia tài để lấy cây khế nhưng do lòng tham lam nên không những không mang được vàng về mà con thiệt mạng.

Kết thúc

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.

Bài làm tham khảo:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa. Câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em được đọc, cũng là câu chuyện mà em yêu thích nhất. Đó là câu chuyện cổ tích Cây khế.

Cây khế kể về hai anh em ruột cùng chung sống trong một ngôi nhà nhưng lại có tính cách trái ngược nhau. Người anh trai tham lam, lười biếng bao nhiêu, thì người em lại chăm chỉ, lương thiện bấy nhiêu. Một ngày nọ, người cha đột ngột qua đời mà không để lại lời dặn dò nào. Người anh trai liền nhân cơ hội đó, dành lấy hết mọi tài sản và chia cho em mình duy nhất một cây khế già, rồi đuổi em ra sống ở túp lều nhỏ cạnh cây khế. Tuy bị anh trai đối xử như vậy, người em vẫn không hề oán hận. Cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng người em vẫn lạc quan, chăm chỉ tiến tới. Cậu còn thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở trong làng, nên rất được mọi người yêu quý.

Mùa hè năm đó, cây khế già nhà người em trai bất ngờ sai trái. Quả nào cũng to và ngọt nước, nên thu hút nhiều chim chóc đến ăn. Một hôm, từ phương xa bay đến một con chim lớn. Nó ăn rất nhiều quả, mà ngày nào cũng đến ăn nên tán khế thưa thớt quả dần. Thấy vậy, người em bèn ra đứng dưới gốc cây than thở với chim về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, mong chim đừng đến ăn trái nữa. Ngờ đâu, con chim ấy lại biết nói tiếng người, đã vậy còn hứa hẹn sẽ dùng vàng trả tiền cho số khế nó đã ăn. Nó hẹn người em trai may túi ba gang, rồi chờ nó đến chở ra đảo lấy vàng. Hôm sau, chim thần thật sự xuất hiện và đưa người em ra một hòn đảo lớn chứa đầy vàng bạc châu báu. Nhờ chuyến đi đó, mà gia đình người em trở nên giàu có, sung túc.

Hay tin, người anh trai tham lam lập tức lân la sang nhà để hỏi thăm. Biết chuyện chim thần, hắn đem hết gia sản của mình để đổi lấy cây khế của em trai. Rồi lại bắt chước em ra gốc cây than thở với chim thần. Nhờ vậy, hắn cũng được chim thần hứa hẹn đưa ra đảo vàng như đã hứa với người em. Tuy nhiên, sự tham lam và xảo trá, đã khiến hắn ta may một chiếc túi những mười hai gang. Đã vậy, hắn còn cố nhồi nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Điều đó làm chim thần chật vật mãi mới bay lên cao được. Nhưng xui xẻo thay, trên đường về bất ngờ có cơn bão lớn ập đến, khiến chim rớt xuống biển. Tuy nhiên, chim thần nhanh chóng vỗ cánh vùng bay lên được. Còn tên anh trai tham lam thì vì buộc lên người số vàng quá lớn, nên đã nhanh chóng chìm sâu xuống biển

Kết cục ấy của câu chuyện đã dạy cho người đọc bài học ý nghĩa. Rằng ở đời, người sống hiền lành sẽ được hưởng may mắn, còn kẻ tham lam, xảo trá thì sẽ bị trừng phạt.

Xem thêm các đề do VnDoc biên soạn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây:

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở trong File tải)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Bóp nát quả cam

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào?

A. Trần Quốc Toản

B. Trần Hưng Đạo

C. Trần Nhân Tông

D. Trần Thái Tông

Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác

B. Giúp đỡ nước ta

C. Thông thương với nước ta

D. Xâm chiếm nước ta

Câu 3: Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì?

A. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

B. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

C. Hai bàn tay bóp chặt quả cam.

D. La hét

Câu 4: Vì sao khi được vua khen và ban cho quả cam, Quốc Toản vẫn ấm ức?

A. Vì Trần Quốc Toản muốn được đi đánh giặc ngay nhưng vua không cho.

B. Vì Trần Quốc Toản tâu vua cách đánh giặc nhưng không được đồng ý.

C. Vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

D. Vì Trần Quốc Toản không thích nhận lời khen từ vua .

Câu 5: Vì sao Trần Quốc Toản xin được gặp vua?

……………………………………………………………………………………

Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam cho thấy điều gì?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài Bóp nát quả cam ?

....................................................................................................................

…………………………………………………………………...............

Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng?

A.mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông

B.giáo viên, bác sĩ, kế toán, kĩ sư

C.học sinh, sinh viên, thiếu nhi, trẻ em

D.Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là:

A. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

D. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ có trong bài đọc.

– Danh từ: ………………………………………………………………………

- Động từ: ………………………………………………………………………

Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

ĐÁP ÁN:

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.

……/0,5đ

2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.

……/0,5đ

3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).

……/0,5đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.

……/0,5đ

Cộng

……/2đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: A (0,5đ)

Câu 2: D (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: C (0,5đ)

Câu 5: Trần Quốc Toản xin được gặp vua để đánh giặc (1đ)

Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam chứng tỏ Trần Quốc Toản là người yêu nước và căm thù quân giặc. (1đ)

Câu 7: Có tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng dân tộc (1đ)

Câu 8: D (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Danh từ: vua, giặc, thuyền, lính gác,…

- Động từ: mượn, đợi, quỳ, nghiến, bước,… (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

  • Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
  • Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric

Nội dung đánh giá

Mức điểm

Tiêu chí

Hình thức

- Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận

- Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật.

- Bài viết ít gạch xoá

Mở đoạn/Mở bài

0,5đ

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

Thân đoạn/Thân bài

Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Kết đoạn/Kết bài

0,5đ

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

Kỹ năng

Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả.

Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ

Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ

Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi

Dùng từ, đặt câu bao gồm :

- Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu …

- Dùng từ đúng ngữ cảnh

- Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng.

- Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn.

- Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc.

Tính sáng tạo

- Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.

- Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa...

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Buổi chợ trung du

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Đêm muộn.

B. Hoàng hôn.

C. Bình minh.

D. Giữa trưa.

Câu 2: Không khí buổi chợ trung du như thế nào?

A. Nhộn nhịp.

B. Yên tĩnh.

C. Êm đềm.

D. Vắng lặng,

Câu 3: Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?

A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.

C. Chân bước thoăn thoắt.

D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.

Câu 4: Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

A. Chợ rất nhiều người và đồ dùng.

B. Có nhiều quần áo bán trong chợ.

C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu 5: Khung cảnh buổi chợ trung du gợi cho em những suy nghĩ gì về cảnh vật nơi đây?

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

Câu 6: Việc họp chợ ở vùng trung du cho em thấy điều gì?

……………………………………………………………………….…………………

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài “Buổi chợ trung du”?

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng?

A.núi non, đồng ruộng, nhà cửa, đường sá.

B.học hành, ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành.

C.màu sắc, hình dạng, kích thước, to nhỏ.

D.Âu Cơ, Lạc Long Quân, Hai Bà Trưng, Quang Trung.

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là:

A. Cái nết đánh chết cái đẹp.

B. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ

- Danh từ: …………………………………………………………………………….

- Động từ: ……………………………………………………………………………..

Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.

……………………………………………………………………….…………………

………………………………………………………………….………………………

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em (hoặc bạn bè, người thân) đã làm.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
Tiêu chuẩn cho điểmĐiểm
1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.……/0,5đ
2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.……/0,5đ
3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).……/0,5đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.……/0,5đ
Cộng……/2,0đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: C (0,5đ)

Câu 2: A (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: D (0,5đ)

Câu 5: Khung cảnh buổi chợ trung du gợi cho em suy nghĩ về cảnh nhộn nhịp của phiên chợ vùng cao (1đ)

Câu 6: Việc họp chợ ở vùng trung du cho em thấy rất nhiều hàng hóa được bán trong chợ (1đ)

Câu 7: Sau khi đọc xong bài “Buổi chợ trung du” em thấy người vùng cao cũng họp chợ như người kinh (1đ)

Câu 8: D (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Danh từ: nhà cửa, ruộng đồng, cây cối, đường sá … (0,5đ)

- Tính từ: vuông vức, tròn trịa, san sát, mênh mông … (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Bài làm:

Chiều nay, trường em đã tổ chức liên hoan mừng tết trung thu rất vui và sôi động. Kết thúc buổi tiệc, mọi người nhanh chóng trở về nhà để kịp đi chơi buổi tối với gia đình. Còn em thì ngồi lại chờ mẹ đến đón muộn. Nhờ vậy mà em đã làm được một việc tốt thật ý nghĩa.

Lúc đó, khi em đang đứng ở cổng, thì nhìn thấy cô lao công đang một mình quét dọn phần sân tổ chức liên hoan. Ở đó có rất nhiều vụn rác của thức ăn và giấy màu. Nhìn bầu trời đang sắp tối, em chần chừ vài giây, rồi chủ động chạy về phía cô, xin được giúp cô quét sân. Mới đầu cô còn ngần ngại, nhưng thấy em quyết tâm, cô bèn gật đầu đồng ý. Thế là em liền để cặp lên ghế đá, rồi vào lớp lấy chổi và xúc rác ra cùng cô quét sân. Vì có hai người cùng làm nên tiến độ công việc trở nên nhanh chóng hơn hẳn. Chỉ hơn 15p, sân đã sạch bong. Thay vào đó là 2 túi rác đen lớn. Hai cô cháu ì ạch kéo chúng ra thùng rác ở gần cổng. Thế là hoàn thành nhiệm vụ. Cô lao công rất vui, cô cảm ơn em nhiều lần lắm. Bởi cô bảo nhờ có em mà hôm nay có thể về sớm đưa con đi chơi trung thu.

Trên đường về nhà, em đã kể cho mẹ nghe về việc tốt mà mình làm được. Ánh mắt của mẹ lúc ấy sáng lên niềm hạnh phúc về em. Niềm vui cứ thế mà được nhân lên rất nhiều lần.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 3

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)

Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :

1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức

2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch

3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang

4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư

Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)

II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)

Bài đọc:

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, trong một ngôi làng nọ có một người giàu có, ông có năm người con. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Dù cuộc sống sung túc nhưng những đứa con của ông không hòa thuận mà còn đố kỵ lẫn nhau - điều này khiến ông rất buồn.

Ít lâu sau người cha bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi. Một hôm, ông bảo giai nhân đem ra một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi ông gọi năm người con lại và bảo:

"Các con hãy thử bẻ bó đũa này xem ai có thể bẻ gãy được."

Người con cả gắng hết sức nhưng không thể bẻ nổi bó đũa. Người con thứ cũng bẻ, nhưng vô ích. Các người con còn lại cũng lần lượt lấy hết sức bình sinh để bẻ, bó đũa vẫn không bị gãy một chiếc nào.

Người cha cầm lấy bó đũa và tháo ra, rồi bẻ từng chiếc một, không cần mất sức cũng bẻ gãy hết rồi ôn tồn nói với các con:

"Các con ạ, bó đũa được ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con gục ngã được, còn nếu các con chỉ nghĩ đến bản thân mình thì sẽ trở nên lẻ loi và bị thất bại trong cuộc đời. Hãy hứa với cha rằng, ba con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay."

Sau khi người cha qua đời các con ông đã học được bài học lớn và trở nên yêu thương nhau hơn.

(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Điều gì làm người cha thấy rất buồn:

A.Người cha bệnh nặng.

B.Các con quá cực nhọc.

C. Các con luôn bất hòa.

D.Người cha sống cô độc.

Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa:

A. Vì họ cầm cả bó đủa mà bẻ.

B. Vì họ bẻ từng chiếc một.

C. Vì họ không đủ mạnh.

D. Vì từng chiếc đũa quá cứng.

Câu 3: Khi thấy các con không bẻ gãy bó đũa người cha làm gì?

A. Bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc.

B. Chia đều đũa cho các con cùng bẻ.

C. Ném bó đũa xuống sàn.

D. Giận dữ và bỏ đi.

Câu 4: Hành động của người cha dạy cho các con điều gì?

A. Hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết.

B. Biết được sức mạnh của bản thân mình.

C. Cảm nhận được lòng cha thương con.

D. Cho thấy các con không đủ mạnh.

Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người làm gì?

....................................................................................................................

Câu 6: Người cha muốn các con hứa điều gì?

....................................................................................................................

....................................................................................................................

Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong câu truyện này ?

....................................................................................................................

....................................................................................................................

Câu 8: Câu nào sau đây chỉ có động từ?

A.chăm, học, chạy, nhảy

B.học, giỏi, ngoan, hiền

C.học, ăn, uống, ngủ

D.chăm, giỏi, ngoan, hiền

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “đoàn kết” của dân tộc ta là:

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

B. Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu 10: Tìm 2 động từ, 2 danh từ riêng là tên thành phố em biết:

- Động từ: ………………………………………………………………………

- Danh từ riêng: ………………………………………………………………..

Câu 11: Viết 1 câu với động từ em vừa tìm được ở câu 10.

........................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………..............…

III. VIẾT (10Đ)

Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

ĐÁP ÁN:

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Tiêu chuẩn cho điểm

Điểm

1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các cụm từ có nghĩa.

……/0,5đ

2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu.

……/0,5đ

3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút).

……/0,5đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.

……/0,5đ

Cộng

……/2đ

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: C (0,5đ)

Câu 2: A (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ)

Câu 4: A (0,5đ)

Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc (1đ)

Câu 6: Người cha muốn các con hứa các con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay. (1đ)

Câu 7: Phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh (1đ)

Câu 8: C (0,5đ)

Câu 9: B (0,5đ)

Câu 10: - Động từ: hát, bơi, múa, nhảy,… (0,5đ)

- Danh từ riêng: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ,… (0,5đ)

Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ)

III. VIẾT

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

  • Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
  • Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric

Nội dung đánh giá

Mức điểm

Tiêu chí

Hình thức

- Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận

- Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật.

- Bài viết ít gạch xoá

Mở đoạn/Mở bài

0,5đ

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

Thân đoạn/Thân bài

Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Kết đoạn/Kết bài

0,5đ

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

Kỹ năng

Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả.

Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ

Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ

Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi

Dùng từ, đặt câu bao gồm :

- Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu …

- Dùng từ đúng ngữ cảnh

- Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng.

- Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn.

- Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc.

Tính sáng tạo

- Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.

- Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa...

Bài làm:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Những ngày hè tươi đẹp” (trang 10) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!

– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.

– Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!

– Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau? (0,5 điểm)

A. Chim sâu và bông hoa.

B. Chim sâu và chiếc lá.

C. Bông hoa và chiếc lá.

D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? (0,5 điểm)

A. Vì lá suốt đời chung thủy, vẫn là một chiếc lá.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người.

D. Vì lá có lúc biến thành ngôi sao.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)

A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Cuộc đời của lá cây thật buồn chán.

D. Lá cây vẫn mãi chỉ là lá cây.

Câu 4. Các danh từ riêng dưới đây đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết lại cho đúng: (1 điểm)

Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi trác nối liền với dãy núi đại huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà bác hồ.

Câu 5. Em hãy xếp các từ được gạch chân vào các nhóm thích hợp: (1 điểm)

Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho Mai đến với khu vườn kì diệu. Cơn mưa buổi sáng đã gột sạch bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng đậu trên thảm cỏ, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên.

(Theo Dương Hằng)

- Danh từ chỉ người: ..............................................................

- Danh từ chỉ vật: ...................................................................

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: ........................................

................................................................................................

Câu 6. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: (1 điểm)

Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú.

Câu 7. (1,5 điểm)

10 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

a) Tìm các danh từ chỉ con vật và đồ vật trong bức tranh trên:

................................................................................................

................................................................................................

b) Đặt một câu kể với danh từ chỉ con vật vừa tìm được:

................................................................................................

................................................................................................

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

TUỔI NGỰA

(Trích)

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

Xuân Quỳnh

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực.

Đáp án:

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi:

+ Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng.

+ Việc làm này cho thấy cậu bé là người có tinh thần xây dựng làng quê trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời là một người bạn tốt, có tấm lòng cao cả.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2. (0,5 điểm)

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

Câu 3. (0,5 điểm)

A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 4. (1 điểm)

Sửa:

Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 5. (1 điểm)

- Danh từ chỉ người: Mai

- Danh từ chỉ vật: chuồn chuồn kim, vườn, bọ ngựa, cánh cam, bướm

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng

Câu 6. (1 điểm)

Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi nhiều mầm non vừa nhú .

Câu 7. (1,5 điểm)

a) - Danh từ chỉ con vật: con trâu

- Danh từ chỉ đồ vật: cái nón, cây sáo, quần áo

b) Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăm gặm cỏ.

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện về lòng trung thực, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm tham khảo:

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện hay và ý nghĩa về lòng trung thực mà em được biết đến. Bằng cách kể chuyện thú vị, kịch tính, tác giả đã thu hút người đọc vào mạch chuyện và dễ dàng truyền tải bài học ý nghĩa về lòng trung thực trong cuộc sống.

Nhân vật chính trong câu chuyện là Chôm - một cậu bé nhà nghèo hết sức bình thường, nhưng đặc biệt hiền lành và thật thà. Vị vua của đất nước mà Chôm ở là một vị vua tốt, yêu nước và thương dân. Dưới sự cai trị của ông, nhân dân yên chí làm ăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng đến nay, nhà vua đã nhiều tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con nối dõi nên đã ra quyết định chọn một người dân thật xứng đáng trong vương quốc để nối ngôi của mình. Nghĩ là làm. Nhà vua triệu tập toàn bộ người dân trong vương quốc lại và thông báo về tiêu chí nối ngôi. Ông phát cho mỗi người dân một nắm thóc và nói rằng sau một năm, ai trồng ra nhiều thóc nhất từ nắm thóc đó thì sẽ được nối ngôi vua.

Sau sự kiện đó, người dân cả nước hối hả cày ruộng, trồng lúa. Riêng Chôm thì loay hoay mãi chẳng thể trồng nổi một cây lúa nào. Nhìn ruộng lúa xung quanh, nhà nào cũng tươi tốt, hạt thóc căng mẩy, trĩu hết thân lúa mà Chôm ao ước. Nhìn lại ruộng nhà mình chẳng mọc nổi một mầm cây, cậu buồn bã vô cùng. Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, Chôm quyết định chấp nhận sự thật bản thân chẳng thể nào trồng được lúa từ hạt giống vua ban. Chờ ngày nhà vua triệu kiến, cậu sẽ nói sự thật với nhà vua chứ không gian dối. Dù kết quả thế nào, cậu vẫn sẽ chấp nhận.

Cuối cùng, ngày nhà vua triệu tập nhân dân đến nộp thóc cũng tới. Hòa vào dòng người nô nức chở thóc lúa, lòng Chôm nặng trĩu theo từng bước chân. Khi đứng trước cung điện, cậu bé khiến nhà vua bất ngờ vì đến tay không. Khi ngài gọi cậu vào hỏi chuyện, Chôm run run nghẹn ngào thú nhận với nhà vua rằng mình không trồng được một cây lúa nào cả. Nói rồi, cậu cúi gằm mặt xuống, chờ bản án của mình. Nhưng cậu không ngờ rằng, nhà vua không hề trách phạt, mà dịu dàng xoa đầu cậu và kéo cậu lại gần. Sau đó, nhà vua từ tốn quan sát toàn bộ người dân phía trước và nói rằng: Số thóc ta phát cho các ngươi đều đã được luộc chín kĩ, nên nó không thể nào nảy mầm được. Chỉ một lời nói đó đã làm sáng tỏ chân tướng sự việc. Những người khác vì lòng tham ngôi báu nên đã gian dối, lén trồng lúa từ hạt giống của mình. Duy chỉ có Chôm là dám nói ra sự thật, mặc kệ nguy cơ bị trách phạt. Hành động đó không chỉ cho thấy lòng trung thực mà còn thể hiện sự dũng cảm của Chôm. Và đó chính là những phẩm chất mà nhà vua cần tìm cho người kế thừa ngôi báu. Vì vậy, Chôm được nhà vua chọn là người kế thừa ngôi vua, đón vào cung để dạy dỗ. Sau này, Chôm đã trở thành một vị vua tốt mà nhân dân yêu mến, kính trọng.

Từ nhân vật cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”, em hiểu được ý nghĩa của tấm lòng trung thực trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở thành một người được kính trọng và yêu mến. Do đó, em cũng luôn tự nhủ bản thân rằng phải sống trung thực, dám nói lên sự thật và lẽ phải.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 5

Trường Tiểu học...................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

MỘT VIỆC NHỎ THÔI

Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.

Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.

Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.

Trò chuyện với những người trong quán. Hai vợ chồng hỏi bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình giẫm phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.

Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…

(Theo Internet Những câu chuyện cảm động – Diễn đàn làm cha mẹ)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?

a. Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển bỏ vào cái túi.

b. Bọn trẻ tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.

c. Một cụ già tóc bạc trắng như cước, khuôn mặt nhăn nheo dắt đứa cháu đi dạo trên bãi biển.

Câu 2. Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ?

a. Quát bọn trẻ tránh xa cụ già và đuổi cụ già ra chỗ khác kiếm ăn.

b. Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.

c. Bà cụ mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.

d. Chẳng hứng thú tắm biển nữa, kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.

Câu 3. Điều gì về bà cụ khiến gia đình nọ ngạc nhiên, sững sờ?

a. Bà cụ từng có đứa cháu ngoại bị chết do đạp phải một mảnh chai khi bán hàng rong trên bãi biển.

b. Bà cụ là người dân ở đây. Việc nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc là một thú vui của bà.

c. Từ khi đứa cháu chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển, bà cụ cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc những hòn đá có cạnh sắc để các cháu bé có thể vui chơi mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của bà.

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ?

a. Nó đem lại sự bình yên cho cuộc sống.

b. Bà cụ là tấm gương sống vì người khác. Việc làm của bà cụ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.

c. Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.

d. Đó là một việc làm khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được.

2. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

(Trích Cô giáo lớp em)

Câu 6. a. (1,0 điểm) Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây:

Khi mẹ vắng nhà, em .............. khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị .............. gạo

Khi mẹ vắng nhà, em .............. cơm

Khi mẹ vắng nhà, em .............. cỏ vườn.

b. (2,0 điểm) Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu (yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ):

a. Vì trời mưa to nên...........................................................................................................

b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì..............................................................

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

a

b

c

b

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

Câu 6: a) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn.

b. Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

(1) Vì trời mưa to nên chúng em được nghỉ học.

(2) Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã không dậy muộn.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (1 điểm)

Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài.

B. Thân bài (2 điểm)

- Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.

- Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

C. Kết bài (1 điểm)

Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

- Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài mẫu:

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.

Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.

Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.

Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2
Kết nối

Mức 3
Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

1

0,5

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1,5

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

2,5

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

3,5

35%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

4

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

C1, 3

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.

1

C2, 4

CÂU 5 – CÂU 6

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các danh từ trong câu.

1

C5

Kết nối

- Hiểu nghĩa và sử dụng được các động từ đã học.

0,5

C6.a

Vận dụng

- Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng động từ.

0,5

C6.b

B. TẬP LÀM VĂN

Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

- Vận dụng được các kiến thức đã học về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu để nhận xét về câu chuyện đã kể

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

Xem thêm:

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm - 35 phút)

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Câu 1: (M1-0,5đ) Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.

B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.

C. Người ăn xin già lọm khọm.

D. Áo quần tả tơi thảm hại.

Câu 2: (M1-0,5đ) Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?

A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp.

B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười.

C. Cháu ơi, cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!

D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi.

Câu 3: (M2-1đ) Ông lão nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.", câu nói cho thấy điều gì?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 4 : (M3-1đ) Cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (M1-0,5đ) Đâu là danh từ?

A. bàn tay

B. nhìn

C. rên rỉ

D. tả tơi

Câu 6: (M1-1đ) Xếp các danh từ chiếc khăn, con người, quần áo, đồng hồ vào hai nhóm thích hợp

a) Danh từ chỉ người.

………………………………………………………………………………………………………

b) Danh từ chỉ vật.

………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (M2-0,5đ) Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.

B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.

D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

II. Viết (5 điểm - 35 phút)

Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

I. Đọc và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) C

Câu 2: (0,5 điểm) A

Câu 3: (1 điểm) Câu nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." cho thấy ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu bé.

Câu 4: (1 điểm) Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm.

Câu 5: (0,5 điểm) A

Câu 6: (1 điểm) Xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm

a) Danh từ chỉ người: con người

b) Danh từ chỉ vật: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ

Câu 7: (0,5 điểm) B

II. Viết (5 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

- HS viết được đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” đã học ở Bài 1.

- GV cho điểm thành phần như sau:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật Thi Ca: 3đ

+ Chữ viết, chính tả: 0,75đ

+ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ

+ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ

Bài mẫu:

Truyện ngắn “Vệt phấn trên mặt” kẻ về tình huống trớ trêu của hai bạn nhỏ dưới góc nhìn của nhân vật Minh. Khi trong lớp cậu đón bạn học sinh mới tên Thi Ca - một cái tên rất độc lạ và đặc biệt, cậu bé rất háo hứng chào đón thành viên mới cũng lớp cũng như bạn cùng bàn sắp tới. Nhưng mọi chuyện lại không rẽ theo hướng mà Minh nghĩ, cậu và cô bạn không thể sống chung hòa thuận với nhau, khi Thi Ca bị thương ở tay phải nhưng lại dấu giếm không dám nói cũng như chia sẻ cho ai biết. Vì cô sợ, trong môi trường học xa lạ, không quen biết ai các bạn sẽ xa lánh không chơi chung với cô bé, nên chịu đựng viết bài bằng tay trái, song trong quá trình viết bài tay trái của Thi ca thường xuyên đụng phải tay của Minh. Hai ba lần cậu bạn Minh còn kêu la lên nhưng đến lần thứ tư, dường như quá sức chịu đựng của một cậu nhé còn chưa chín chắn, vô tư vô lo, cậu bé đã dùng viên phấn vẽ một dòng kẻ phân chia hai bên với nhau như các bạn đồng trang lứa khác để Thi Ca không còn chạm phải mỗi khi cậu đang tập trung nắn nót viết bài. Cả hai đứa trẻ giữ vững mối quan hệ lạnh lẽo, xa cách cho đến một tuần, thời điểm Thi Ca nhập viện để tái khám, chữa trị vết thương ở tay phải, Minh nhận ra được hành động xấu tính, thiếu sự quan tâm bạn bè của mình. Cậu bé đã xóa đi vết phấn trên bàn với hi vọng khi Thi Ca trở lại học tập, cậu sẽ đối xử thật tốt với bạn và không lập lại những hành động ích kỉ như vậy.

Cô bé Thi Ca cũng không phải người xấu tính, biết bản thân mình gặp trở ngại trong việc học cũng không dám trách móc bạn Minh, không khóc lóc gây náo loạn. Dù cho khi thấy bạn dùng phấn chia ranh giới, cô bé chỉ cảm thấy rất buồn và tủi thân, nhưng cũng là động lực để cô bé nghiêm túc chữa trị vết thương, khi đi học lại cũng không làm phiền tới bạn học, chắc rằng việc không đụng phải cùi trỏ nhau sẽ giúp cho mối quan hệ của cả hai hàn gắn và thân thiết hơn.

Là một trong những người độc giả, nghiền ngẫm tác phẩm, tôi cảm thấy mình đã học được cách nhẫn nhịn, biết đúng sai suy nghĩ cho người khác qua hình tượng cô bé Thi Ca, một nhân vật ngoan ngoãn, tốt bụng, hiền lành và học cách nhận thức, thay đổi được bản thân như nhân vật Minh.

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

TT

Nội dung

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản đọc.

- Nêu được nhận xét về chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

- Nêu được bài học rút ra từ văn bản.

S ố câu

2

1

1

2

2

Câu số

1, 2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

2

- Nhận biết danh từ

- Xếp các danh từ vào hai nhóm: danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.

- Xác định tác dụng của dấu gạch ngang.

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

5

6

7

Số điểm

0,5

1

0,5

1

1

Số câu

3

1

1

1

1

4

3

Số điểm

1,5

1

0,5

1

1

2

3

2

Viết

Viết bài văn tả cây cối

5

TỔNG

10

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2

A, Đọc thầm bài :

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tối lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành một vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa ?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện !

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Theo Trần Hoài Dương

B, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái cho ý trả lời đúng :

1.(0,5đ) Trong câu chuyện trên , có những nhân vật nào được nhân hóa?

a. Chim sâu và bông hoa

b. Chim sâu và chiếc lá.

c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

d. Chỉ có chim sâu

2. .(0,5đ) Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá?

a. Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.

b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

c. Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.

d. Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.

3.(0,5đ) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a. Vì chiếc lá rất đẹp.

b. Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường.

c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.

d. Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người.

4.(0,5đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

b. Vật bình thường mới đáng quý.

c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

d. Lá, hoa, quả đều rất quan trọng với cây.

5. (0,5đ) Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

a. nhỏ nhắn

b. nhỏ xinh

c. nhỏ bé

6. (1đ) Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang dùng để làm gì?

Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:

- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.

- Bông hoa sâu sắc, ân tình.

- Chiếc lá giản dị mà có ích.

.......................................................................................................................................................

7.(1đ). Gạch chân dưới các danh từ trong câu sau.

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.

8.(1đ) Câu chuyện “Chiếc lá” của nhà văn Trần Hoài Dương giúp tôi biết quý trọng những người bình thường.

Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì?

.......................................................................................................................................................

9. (0,5đ) Bông hoa đã nói với chim sâu về chiếc lá như thế nào ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10. (1đ) Mỗi bông hoa, mỗi chiếc lá đều góp phần tô điểm cho trường, lớp thêm xanh- sạch- đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh của em( hoặc các bạn em) để giữ gìn trường, lớp của em luôn xanh- sạch- đẹp.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Câu 1 : 0,5 đ

c .Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2 : 0,5 đ

b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

Câu 3 : 0,5 đ

c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.

Câu 4 : 0,5đ

a. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 5 : 0,5 đ

c. nhỏ bé

Câu 6 : 1 đ

Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được sử dụng để đánh dấu các ý được liệt kê.

Câu 7 : 1 đ

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.

Lưu ý : HS tìm được cả DT (những) càng tốt

Câu 8 : 1 đ

Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để đánh dấu tên bài văn.

Câu 9 : 0,5đ

Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

Câu 10 : 1đ

VD 1: Trường em đang có phong trào giữ gìn trường, lớp xanh- sạch- đẹp. Mỗi lớp được phân công chăm sóc một bồn cây. Hàng ngày, em và các bạn trong lớp phân công nhau chăm sóc cây. Chúng em luôn tưới đủ nước cho cây, nhổ cỏ trong bồn cây và chăm chút từng chiếc lá để cây luôn xanh tốt.

VD 2: Tuần trước, em được tham gia “Ngày hội trồng cây” do nhà trường tổ chức. Em và một số bạn nhỏ được được phân công nhặt cỏ trong các bồn cây. Sau đó, chúng em sẽ hỗ trợ thầy cô trồng cây. Công việc của chúng em là nhặt bỏ lá vàng, tưới nước cho cây. Em rất yêu thích công việc này.

Lưu ý : Hs làm bài chưa sạch, chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả thì GV căn cứ vào mức độ để trừ điểm và trừ không quá 0,25đ toàn bài.

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Mạch kiến thức , kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đọc hiểu văn bản

Câu số

1,2,3,4

9

4

1

Số điểm

2,0

0,5

2,0

0,5

2. Kiến thức Tiếng Việt

Câu số

6,7,8

5

10

1

4

Số điểm

3,0

0,5

1,0

0,5

4,0

Tổng điểm phần đọc hiểu

Số câu

4

1

3

1

1

5

5

Số điểm

2,0

0,5

3,0

0,5

1,0

2,5

4,5

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 3

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .......
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I. PHẦN ĐỌC

1/ ĐỌC TIẾNG/ (3 điểm)

* Học sinh bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi tương ứng đoạn vừa đọc.

Bài 1: Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).

Đoạn: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).

Đoạn: Từ đầu đến “đóng một cái đinh lên hàng rào”

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).

Đoạn: Từ đầu đến “em được đi học”.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).

Đoạn: Từ đầu “vua Lý Cao Tông”

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Bài 1: Cái răng khểnh.

Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?

Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là do không chịu đánh răng. Bạn nhỏ nghĩ cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi.

Bài 2: Những vết đinh

Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?

Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ.

Bài 3: Cô giáo nhỏ.

Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?

Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quên hẻo lánh châu Phi. Gọi là trường nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí. HS là con cháu của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.

Bài 4: Một người chính trực

Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

Trả lời: Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Ông tiến cử giá nghị đại phu Trần Trung Tá.

HƯỚNG DẪN CHẤM:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25.

I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Khoảng 35 phút):

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.

Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Theo Những hạt giống tâm hồn

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 và 7) và làm các câu còn lại vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Cô giáo nói với lớp nên làm gì?

a. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

b. Lập ra những bạn học hành chăm chỉ.

c. Lập ra những học sinh giỏi.

Câu 2: Minh là một cậu bé như thế nào?

a. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

b. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

c. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 3: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

a. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

b. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cô và các bạn khen.

c. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

Câu 4: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

a. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

b. Minh và Dũng rất thân nhau.

c. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 5: Nội dung bài văn em vừa đọc nói lên điều gì?

Câu 6: Qua bài văn em đã đọc. Theo em chúng ta cần phải đối xử với bạn bè như thế nào? Câu 7: Từ nào dưới đây là từ láy:

a. Đất đai

b. Tóc tai

c. Nhanh nhẹn

Câu 8: Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

CâuTác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
1. Dũng nghĩ: “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt”a. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
2 Bạn Dũng tự nhận mình là người “ “ẩu đoảng”.b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

Câu 9: Tìm các danh từ riêng chỉ tên người có trong phần bài đọc?

Câu 10: Đặt một câu với có từ cố gắng.

II. KIỂM TRA VIẾT:

Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)

Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1

PHÒNG GD& ĐT …

TRƯỜNG TH …

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: .........
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Hướng dẫn chấm

1

A. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.

0,5đ

Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm

2

B. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế

0,5đ

3

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.

0,5đ

4

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

0,5đ

5

Nói về sự khó khăn của Minh và được Dũng nhận lời giúp đỡ, hai bạn kết thân và cùng tiến.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa

6

Chúng ta cần đối xử tốt, đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè cùng nhau phấn đấu học tập tốt.

Diễn đạt như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa.

7

C. Nhanh nhẹn

0,5

8

1 – b 2 –a

0,5

9

Danh từ riêng chỉ tên người: Dũng, Minh

1

HS tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm

10

VD: Em luôn cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

1

Đặt được câu có từ “cố gắng”, đúng hình thức câu ghi điểm tối đa

II. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài viết. (2 điểm)

- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả cây mà em yêu thích, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (8 điểm)

+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.

+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.

+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.

*Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.

Bài mẫu:

Có thể nói được rằng không biết cây nhãn ở trong vườn nhà ông nội đã có từ bao giờ mà em dường như cũng đã thấy được cây nhãn này rất lâu năm rồi. Cây cũng như đã chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của em.

Quê em là xứ sở của nhãn lồng – Hưng Yên. Có lẽ chính vì thế mà ta như đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn cả. Nhận thấy được màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Thế rồi em như cũng đã nhận thấy đực cây nhãn đã gắn bó với người dân quê em từ biết bao đời nay. Thế rồi em như thấy được những buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Lúc này đây em mới như thấy được những cây nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Thật lạ khi em sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn.

Cây nhãn đã gắn bó với tuổi thơ em một cuộc hành trình thật dài. Và em như thấy được rằng, cứ mỗi lần em mà đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường cho em đi. Khi mà mùa xuân về, em như cũng đã thấy được rằng chính hoa nhãn nở khắp trời, thế rồi nó dường như cũng đã tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và hương hoa nhãn không như các loài hoa khác, cũng thơm đó nhưng phải tận hưởng thật kỹ thì mới có thể cảm nhận hương thơm như mộc mạc này. Chẳng thế mà hương thơm của hoa nhãn như cũng đã thu hút được rất nhiều những chú ong đến lấy nhụy hoa mang về.

Thế rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, đặc biệt hơn đó chính là khi em cũng đã thấy được những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Lúc này khi những quả nhãn đã có hạt như lại bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi khi mà cho đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ. Lúc này đây thì em cũng như thấy được vỏ nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng thơm ngon.

Có thể thấy được rằng, cứ mỗi khi đi xa, và cứ mỗi khi nhớ quê hương thì những người dân nơi xứ nhãn như lại cùng nhớ về quê hương mình.

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Cô giáo nhỏ” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao khi Giên xin lỗi, cô giáo nghẹn ngào nói “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

HỌA SĨ TÍ HON

Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:

- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?

Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:

- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:

- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!

Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

(Theo Nguyễn Thị Yên)

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào chữ đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ?

A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.

B. Cô giáo và các bạn đang học.

C. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.

D. Bạn Mi tóc xù.

E. Bố mua kem cho bạn nhỏ.

H. Mẹ đang dạy học.

G. Thằng Tí mắt híp bụng to.

I. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì?

A. Học sinh của cô

B. Họa sĩ của mẹ

C. Bạn nhỏ đáng yêu

D. Con ngoan của mẹ

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?

A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.

B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.

C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.

D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ?

A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn

B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó.

C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:

- Cháu chào bác ạ!

- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8 (1,0 điểm). Theo em, các câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.

a. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.

b. Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:

a. Câu chứa danh từ chung.

b. Câu chứa danh từ riêng.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Giọt sương

Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.

Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lịa thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một loại cây trồng ở nhà em.

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. A, C, D, E, G.

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. C

Câu 5. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.

Câu 6.

- Cháu chào bác ạ! – Đánh dấu bắt đầu lời nói của cô bé.

- Chào cháu, cháu đi học à? – Đánh dấu bắt đầu lời nói của tôi.

- Tôi đáp lại – Đánh dấu phần chú thích.

Câu 7. Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả”. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8.

a. Không sử dụng biện pháp nhân hóa vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội.

b. Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, câu đã nhân hóa “mưa’ bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bác”.

Câu 9. HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, có số lượng câu từ 5 đến 7 câu, miêu tả một loại cây trồng ở nhà em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu:

Trước sân nhà ông bà em có một cây thanh long cũng đã gần mười năm tuổi. Vùng này rất hiếm nhà có trồng loại cây này, nên em tự hào về cây thanh long của bà.

Cây thanh long có vẻ ngoài rất độc đáo. Nó là loài không thể tự đứng thẳng mà phải bò lên một vật thể khác để vươn lên cao. Nhưng vì kích thước quá lớn và sức nặng của mình, nên nó chẳng bò lên cây nào trong vườn được cả. Do đó, ông phải xây một cây trụ bằng xi măng cho nó bò lên. Từ gốc đến thân, rồi ngọn của cây thanh long đều trông giống hệt nhau, không có nhiều khác biệt như các cây ăn quả trong vườn. Thân cây to như bắp chân, có hình dáng như một cái hộp vuông kéo dài, với bốn cạnh vuông nhô hẳn lên như các khía của quả khế. Cách một khoảng chừng 10cm, trên cạnh nhô đó sẽ xuất hiện một điểm lõm xuống, khiến bề mặt các cạnh của cây nhấp nhô như sóng lượn. Khoảng 1m, thân cây sẽ tự thắt lại rồi tiếp tục phình ra như kích cỡ trước đó, tạo điểm nhất chia thân cây thành từng khúc như khúc mía vậy. Điều thú vị là cây thanh long dù ở ngọn hay thân đều có màu xanh mướt, nên nhìn từ xa trông cứ như cây đồ chơi. Đến mùa ra hoa, cây sẽ trổ hoa từ chính các điểm lõm xuống ở cạnh của thân. Bông hoa thanh long chủ yếu tập trung ở đầu các cành và số lượng khá ít. Chúng trông như hoa quỳnh, khá to và trắng muốt. Sau khi hoa đậu thành quả, cánh sẽ rụng dần, để lộ quả thanh long với những chiếc tai màu xanh đáng yêu. Khi chín, vỏ quả sẽ chuyển sang tím hồng nổi bật, mời gọi em hái ăn.

Mỗi năm, cây thanh long nhà bà cho nhiều quả lắm. Ông bà sẽ đem chia cho con cháu và hàng xóm láng giềng chứ không đem bán bao giờ. Những quả thanh long ấy thơm ngọt như tấm lòng của ông bà.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm