Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đọc: Đò ngang lớp 4 trang 34

Đọc: Đò ngang lớp 4 trang 34 Kết nối tri thức gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

A. Khởi động bài Đò ngang lớp 4

Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây:

Đọc: Đò ngang lớp 4 trang 34

Trả lời:

Thuyền nanThuyền buồm
Điểm giống

- Đều là loại đồ vật có thể di chuyển trên mặt nước

- Chở người và đồ vật trên đường thủy

- Hoạt động dưới sự điều khiển của con người

- Chủ yếu làm từ gỗ

Điểm khác- Kích thước nhỏ hơn- Kích thước lớn hơn
- Có mái che màu đen hình vòm- Có cánh buồm lớn màu đỏ
- Chở được ít người hơn- Chở được nhiều người hơn
- Di chuyển hoàn toàn nhờ vào sức người chèo thuyền- Cánh buồm khi no gió sẽ giúp thuyền chạy nhanh, khỏe mà không cần người lái thuyền dùng sức
- Chỉ di chuyển trong phạm vi ngắn như sông- Có thể di chuyển đường dài như biển

B. Đọc văn bản Đò ngang lớp 4

ĐÒ NGANG

Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ... đò....” Đò ngang tỉnh giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách.

Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai bờ sông. Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua. Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên. Mỗi lần nghĩ vậy, đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Một buổi trưa nắng, đò ngang nằm nghỉ ở bến nước, chợt thuyền mành ghé đến. Đò ngang reo to:

- Chào anh thuyền mành! Đã lâu anh mới ghé lại!

- Chào bạn thân mến! Tôi lại đi ngay vì còn ghé nhiều bến.

- Tuyệt quá! Những nơi anh đến có bao điều mới lạ giúp anh thêm hiểu biết. Tôi chỉ mong được như vậy.

Thuyền mành nghĩ ngợi rồi nói:

- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.

Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:

- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.

Bên kia sông chợt vang lên tiếng: "Ơ... đò....” Đò ngang chào thuyền mành rồi vội vã sang sông đón khách.

(Theo Võ Quảng)

- Từ ngữ:

  • Đăm chiêu: có vẻ đang phải băn khoăn, suy nghĩ.

C. Trả lời câu hỏi bài Đò ngang

Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?

Trả lời: Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra như sau:

"Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên"

Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?

Trả lời: Đò ngang cảm thấy mình khác thuyền mành như sau: cảm thấy đôi bờ của thuyền nan quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn

Câu 3 trang 35 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Theo em, thuyền mành muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”?

Trả lời: Thuyền mành muốn nói rằng kiến thức có ở khắp mọi nơi, chúng ta có thể học tập ở bất kì đâu, từ bất kì ai, không nhất định phải đi xa hay tìm ở những nơi hào nhoán

Câu 4 trang 35 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?

Trả lời: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình bằng cách kể cho thuyền nan nghe về ý nghĩa của mình: Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.

Câu 5 trang 35 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.
B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.

Trả lời: Chọn ý mà em thích (cả 3 đáp án đều đúng)

D. Luyện tập theo văn bản đọc bài Đò ngang

Câu 1 trang 36 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A:

Đọc: Đò ngang lớp 4 trang 34

Trả lời: Nối thành ngữ và cách giải thích phù hợp như sau:

Đọc: Đò ngang lớp 4 trang 34

Câu 2 trang 36 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?

a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, ✿, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.

b.Lớp chúng em ✿, chẳng bạn nào giống bạn nào.

c. Chị ấy ✿, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.

Trả lời: Điền thành ngữ vào vị trí của bông hoa như sau:

a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.

b.Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào.

c. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Viết: Viết báo cáo thảo luận nhóm

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Kết nối

    Xem thêm