Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biện pháp nhân hóa trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Biện pháp nhân hóa trang 78 Kết nối tri thức gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Câu 1 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?

Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,… Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

(Theo Xuân Quỳnh)

Luyện từ và câu lớp 4: Biện pháp nhân hóa

Trả lời: Các từ in đậm trong đoạn văn được dùng để gọi những con vật sau:

  • anh - chuồn ớt đỏ
  • cô - chuồn chuồn kim
  • chú - bọ ngựa
  • ả - cánh cam
  • chị - cào cào
  • bác - giang
  • bác - dẽ

 ↪ Nhận xét: tác giả đã dùng các từ dùng để gọi người để gọi các con vật, giúp các con vật trở nên gần gũi, ngộ nghĩnh và thú vị hơn

Câu 2 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

Bụi tre
Tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc

Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
cười

Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa…

(Trần Đăng Khoa)

Luyện từ và câu lớp 4: Biện pháp nhân hóa

Trả lời: Những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ là:

Vật hoặc hiện tượng tự nhiênTừ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
bụi tretần ngần, gỡ tóc
hàng bưởiđu đưa, bế lũ con, đầu tròn trọc lốc
chớprạch
sấmghé xuống sân, cười
cây dừasải tay bơi
ngọn mùng tơinhảy múa

Ghi nhớ

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Câu 3 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng giọt nắng rơi
Làm thành quả − trăm mặt trời vàng mơ…

(Đỗ Quang Huỳnh)

Trả lời: 

- Những vật là hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất

- Chúng được nhân hóa bằng cách: miêu tả bằng các từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của con người:

  • mầm cây - tỉnh giấc
  • hạt mưa - mải miết trốn tìm
  • cây đào - lim dim mắt cười
  • quất - gom nắng

Câu 4 trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời: Học sinh tham khảo các câu văn sau:

  • Chú chuột nhắt núp sau góc tường, thấp thỏm chờ đợi bác mèo già ngủ say, để chạy đi tìm thức ăn.
  • Con gà trống cũng điệu lắm. Sáng sáng, chú soi mình qua vũng nước, chải chuốt cái mào đỏ và cái đuôi tuyệt đẹp của mình rồi mới chịu xuống sân ăn sáng.
  • Cây bàng già mùa đông cô đơn lắm. Cây đứng yên, co ro trong cái rét rồi hâm mộ nhìn anh phượng vĩ, chị hoa sữa bên cạnh vẫn còn cả một tán lá xum xuê.
  • Họ hàng nhà cỏ dại có sức sống bền bỉ lắm. Dù người nông dân có chăm chỉ nhổ cỏ thế nào, thì cũng chỉ chừng một tuần, là chúng lại rủ rê nhau bò ra đầy trên mặt đất.

Bài tập về nhân hóa lớp 4 có đáp án

Học sinh luyện tập với các bài tập có đáp án chi tiết tại đây Bài tập về nhân hóa lớp 4 có đáp án

----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Kết nối

    Xem thêm