Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 95 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 95 Kết nối tri thức Tập 2 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Câu 1 trang 95 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4

a) Tả lá

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)

  • Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?
  • Lá bàng được tả theo trình tự nào?
  • Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)

Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4

  • Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?
  • Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4

c) Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

  • Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn.
  • Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó  như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối lớp 4

  • Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em?

Trả lời:

a) Tả lá

  • Câu mở đoạn giới thiệu cảm nhận của người viết về vẻ đẹp của cây bàng (cây bàng mùa nào cũng đẹp)
  • Lá bàng được tả theo trình tự thời gian (4 mùa trong một năm: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông)
  • Tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất

b) Tả hoa

- Đoạn văn tả các đặc điểm sau của hoa sầu riêng:

  • Thời gian nở: cuối năm
  • Mùi hương của hoa: thơm ngát như hương cau, hương bưởi
  • Hình dáng của hoa: hoa nở từng chùm, cánh nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, nhụy hoa li ti
  • Màu sắc của hoa: trắng ngà

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm về mùi hương, hình dáng của hoa sầu riêng. Giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng ra qua các liên tưởng thú vị.

c) Tả quả

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh để tả quả nhãn:

  • những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo
  • Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc.

→ Tác dụng: Giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng các đặc điểm về kích thước, hình dáng của quả nhãn

- Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa để tả quả nhãn:

  • Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
  • Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

→ Tác dụng: Giúp hình ảnh quả nhãn trở nên đáng yêu, gần gũi hơn, hấp dẫn người đọc hơn

d) Tả thân cây

HS tự chọn hình từ ngữ yêu thích. Gợi ý:

  • Từ ngữ tả hình dáng của cây: sừng sững, hai người ôm không xuể
  • Từ ngữ tả vbor cây: nứt nẻ, đầy vết sẹo (do những cành cây đã gãy từ lâu)
  • Từ ngữ tả cành, nhánh cây: như cánh tay to xù xì, không cân đối, những ngón tay quều quào xòe rộng
  • Từ ngữ tả cây: như một con quái vật già nua, cau có, khinh khỉnh

Câu 2 trang 96 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.

Gợi ý:

  • Em muốn tả bộ phận nào của cây? Bộ phận đó có đặc điểm gì nổi bật?
  • Khi tả, em nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động

Trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay, đa dạng tại đây Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát lớp 4

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Đọc mở rộng

Ngoài ra, các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức , Tập làm văn lớp 4 Kết nối Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn Kết nối tri thức . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập ôn luyện kiển thức, gồm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức , Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 sách Kết nối Luyện tập các chuyên đề Luyện từ và câu 4 Kết nối tri thức .

Đánh giá bài viết
2 158
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 4 Kết nối

    Xem thêm