Bước mùa xuân trang 85 lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Giải Tiếng Việt lớp 4 trang 85 Tập 2 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Bước mùa xuân
Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?
Trả lời:
Những dấu hiệu của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến:
- Nhiệt độ không khí tăng cao hơn lúc mùa đông, tuy vẫn còn rét lạnh nhưng không còn buốt như trước
- Bầu trời cao và trong xanh hơn, thường xuyên có nắng ấm
- Có những cơn mưa xuân (mưa phùn) lất phất bay trong ngày
- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc đơm hoa
- Chim én từ phương Nam kéo nhau bay về, chao liệng trên bầu trời
B. Đọc bài thơ Bước mùa xuân
BƯỚC MÙA XUÂN
Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo gió
Rải tím mặt đường.
Nụ xoè tay hứng
Giọt nắng trong veo
Gió thơm hương lá
Gọi mầm vươn theo.
Cỏ lặng dưới chân
Cũng xanh với nắng
Ven bãi phù sa
Dế mèn hắng giọng
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười.
Đây vườn hoa cải
Rung vàng cánh ong
Hoa vải đơm trắng
Thơm lừng bên sông.
Mùa xuân đang nói
Xôn xao, thầm thì…
Chốn nào cũng gặp
Bước mùa xuân đi.
(Nguyễn Bao)
C. Trả lời câu hỏi bài Bước mùa xuân
Câu 1 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?
Trả lời:
Trong bài thơ, những từ ngữ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân là:
Nắng |
|
Mưa |
|
Gió |
|
Câu 2 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động.
Gợi ý:
- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,…
- Hương vị: gió thơm hương lá,…
- Âm thanh: dế mèn hắng giọng,…
- Sự chuyển động: chim chuyền trong vòm lá,…
Trả lời:
- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, cỏ xanh, hoa cải vàng, hoa vải trắng
- Hương vị: gió thơm hương lá, hoa vải thơm lừng bên sông
- Âm thanh: dế mèn hắng giọng, chim ríu rít như trẻ con cười, mùa xuân đang nói, xôn xao, thầm thì...
- Sự chuyển động: nụ xòe tay hứng gió, gió gọi mầm cây vươn lên, chim chuyền trong vòm lá, ong bay, chỗ nào cũng gặp bước mùa xuân đi
Câu 3 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
HS tự chọn cảnh vật mình yêu thích.
Mẫu:
- Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ thứ nhất. Bởi khung cảnh cơn mưa mùa xuân lướt qua cánh đồng lúa và hàng hoa xoan rất đẹp và thơ mộng, khiến em rất yêu thích.
- Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ thứ hai. Bởi khung cảnh ấy đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi non, tràn ngập sức sống dưới ánh nắng và làn gió dịu nhẹ của mùa xuân.
- Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ thứ ba. Bởi khổ thơ đã hòa quyện được giữa màu sắc và âm thanh của vạt cỏ cạnh bờ sông rất sinh động, thú vị.
Câu 4 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ?
Trả lời:
Qua nhan đề bài thơ, tác giả muốn nói rằng: Mùa xuân đi tới đâu, cảnh vật thiên nhiên thay đổi tới đó. Mọi sự vật đều trở nên dạt dào sức sống, tươi mới hơn khi mùa xuân về.
- trên cánh đồng lúa có mưa xuân giăng giăng
- trên con đường rải đầy hoa xoan tím
- ở bãi phù sa ven sông, vườn hoa cải vàng rực
- rẳng vải nở hoa trắng ngần
✶ Học thuộc lòng bài thơ
D. Luyện tập theo văn bản đọc Bước mùa xuân
Câu 1 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ dưới đây:
a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b. Mẹ hay kể chuyện sân đình
Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa
Mái đình cong nỗi nắng mưa
Giếng làng trong vắt qua mùa bão dông.
(Nguyễn Văn Song)
Trả lời:
Gạch chân dưới từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ như sau:
a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b. Mẹ hay kể chuyện sân đình
Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa
Mái đình cong nỗi nắng mưa
Giếng làng trong vắt qua mùa bão dông.
(Nguyễn Văn Song)
Trả lời:
- Từ ngữ có nghĩa gần giống với từ quê hương: quê nhà, làng quê, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê quán...
- HS tham khảo các câu sau:
- Quê hương em là một vùng quê thanh bình thuộc tỉnh Thái Bình.
- Dưới bóng tre xanh, làng quê em bao đời nay vẫn giữ những nét đẹp mộc mạc, bình yên ấy.