Lễ hội ở Nhật Bản trang 127 lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Giải Tiếng Việt lớp 4 trang 127 Tập 2 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Lễ hội ở Nhật Bản
Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản?
Trả lời:
Gợi ý nghĩa điều thú vị về đất nước Nhật Bản:
- Nằm ở Đông Bắc của lục địa Châu Á, được bao bọc bởi biển Thái Bình Dương, do đó không có biên giới đất liền với bất kỳ quốc gia nào, tiếp giáp biên giới biển với các nước Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan và Philippines
- Nằm trên vành đai Thái Bình Dương, nơi tiếp giáp của nhiều lục địa nên thường xuyên hứng chịu những trận động đất, núi lửa phun trào tạo ra những cơn sóng thần kinh hoàng
- Khí hậu: Ôn đới với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông rõ rệt
- Thủ đô: Tokyo
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật
- Chữ viết: Bảng chữ cái Hiragan, Kanji và Katakana.
- Diện tích: 377.972 Km2
- Dân số: 127 triệu người (2018)
- Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ: Yên Nhật
- Nhật Bản được mệnh danh là Đất nước Mặt Trời mọc
- Những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản được mọi người biết đến rộng rãi chính là hoa anh đào, núi Phú Sĩ, kimono, anime, các món ăn tươi ngon với cách trang trí chế biến cầu kì...
- Người Nhật Bản nổi tiếng với lối sống kỷ luật, tự giác, chăm chỉ
- Nhật Bản có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đường phố sạch sẽ
B. Đọc bài Lễ hội ở Nhật Bản
LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN
Lễ hội Hoa anh đào được xem là lễ hội lớn, lâu đời nhất tại Nhật Bản. Hằng năm, vào mùa xuân, hoa anh đào trên cả nước bắt đầu nở rộ. Mọi người ngồi dưới gốc anh đào ngắm hoa, cùng liên hoan, cùng hát hò, nhảy múa,… Đất nước Nhật Bản rất tự hào khi được mệnh danh “xứ sở hoa anh đào”.
Lễ hội Búp bê (ngày 03 tháng 3) là ngày để các gia đình Nhật Bản cầu may mắn và sức khoẻ cho các bé gái. Vào ngày này, người ta trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình. Họ quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi.
Tết Thiếu nhi (ngày 05 tháng 5) đã trở thành ngày nghỉ lễ toàn quốc của người dân Nhật Bản. Thực ra, tết Thiếu nhi chỉ dành cho các bé trai. Trên nóc nhà, mỗi gia đình thường treo đèn lồng cá chép, những dải cờ hình cá chép sặc sỡ, nhiều màu, thể hiện sức mạnh và ý chí
kiên cường.
(Theo Bùi Văn Hoà)
Từ ngữ
- Búp bê Hi-na: búp bê dùng trong lễ hội, được làm bằng gỗ hoặc vải độn rơm có trang phục gồm nhiều lớp cầu kì.
- Bánh hi-si-mô-chi: bánh làm từ gạo nếp, dẻo thơm và rất mềm
C. Trả lời câu hỏi Lễ hội ở Nhật Bản
Câu 1 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất?
Trả lời:
Ở Nhật Bản, lễ hội Hoa anh đào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất
Câu 2 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó?
Trả lời:
Những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó: ngắm hoa, ăn liên hoan, hát hò, nhảy múa...
Câu 3 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bản có những điểm gì khác nhau?
Lễ hội dành cho ai? | Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào? |
Lễ hội có ý nghĩa gì? | Có hoạt động nào trong lễ hội? |
Trả lời:
Lễ hội Búp bê | Tết Thiếu nhi | |
Lễ hội dành cho ai? | Dành cho các bé gái | Dành cho các bé trai |
Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào? | Tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm | Tổ chức vào ngày 5 tháng 5 hằng năm |
Lễ hội có ý nghĩa gì? | Lễ hội cầy may mắn và sức khỏe cho các bé gái | Thể hiện ước mong về sức khỏe và sự thành công cho các bé trai |
Có hoạt động nào trong lễ hội? | Mọi người trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình, quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ và ăn bánh hi-si-mô-chi | Các gia đình thường treo những dải cờ hình cá chép sặc sỡ, nhiều màu trên nóc nhà |
Câu 4 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- HS tự chọn lễ hội mình yêu thích.
- Giải thích lý do lựa chọn dựa trên ý nghĩa, các hoạt động và cách trang trí của lễ hội đó
Câu 5 trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết nào dành cho trẻ em? Hãy kể lại một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó.
Trả lời:
- Những ngày lễ, ngày tết dành cho trẻ em: Tết Thiếu nhi (1/6), Tết Trung thu (rằm tháng tám âm lịch)...
- Hoạt động được yêu thích trong lễ hội: được tặng quà, đi chơi công viên, phá cỗ trông trăng, rước đèn, xme biểu diễn văn nghệ...