Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 101 Kết nối tri thức

Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 101 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.

Từ một cây khế bé nhỏ khẳng khiu, vậy mà cây lớn vùn vụt, trổ đầy hoa tím đến nỗi ong vàng ham mật rủ nhau về xây tổ trên cành. Rồi khế ra quả từng chùm, từng chùm lủng lẳng. Quả nào cũng to, mỡ màng, mọng nước, kéo trĩu cả cành xuống. Bà tha hồ làm nộm, rang tép và kho cá với khế. Giáp Tết vừa rồi, ông phân phát từng chùm khế thật đẹp, tặng khách đến nhà chơi. Ông bảo đó là lộc của vườn nhà.

Cùng với cây cam, cây bưởi, cây hồng, cây khế mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn nhỏ nhà ông bà.

(Theo Vũ Tú Nam)

  1. Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế?
  2. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét như thế nào?

Trả lời:

  1. Mở bài giới thiệu về vị trí trồng cây khế
  2. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét là loài cây mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn

Câu 2 trang 101 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức

Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên?

Mở bài:

Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà trồng rất nhiều cây ăn trái. Cây nào cũng xum xuê tán lá và bốn mùa thay nhau cho hoa thơm trái ngọt. Em thích nhất cây khế ở góc vườn. Bà bảo cây khế được ông trồng khi em tròn 1 tuổi.

Kết bài:

Sắp đến sinh nhật lần thứ chín của em. Cây khế cũng tròn 8 tuổi. Rễ cây gân guốc trồi lên khỏi mặt đất. Em sẽ phụ giúp bà lấy ít bùn ao đắp quanh gốc cây. Em muốn cảm ơn cây khế đã cho mọi người quả quý quanh năm.

Trả lời:

Đoạn mở bài, kết bài trong bài tập 1Đoạn mở bài, kết bài trong bài tập 2

- Mở bài:

  • Nêu tên cây, nơi trồng
  • Gồm 1 câu văn

- Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của khu vườn
  • Nêu tên cây, nơi trồng
  • Nêu kỉ niệm gắn với cây
  • Gồm 4 câu văn

- Kết bài:

  • Nhận xét về vẻ đẹp của cây
  • Gồm 1 câu văn

- Kết bài:

  • Nói về một sự kiện gắn với cây
  • Kể về những việc sẽ làm để chăm sóc cây
  • Nêu tình cảm, suy nghĩ về cây
  • Gồm 5 câu văn

Câu 3 trang 101 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Xếp các mở bài, kết bài ở hai bài tập trên vào nhóm thích hợp:

Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4

Trả lời:

- Kết bài:

  • Kết bài ở bài tập 1 là kết bài không mở rộng
  • Kết bài ở bài tập 2 là kết bài mở rộng

- Mở bài:

  • Mở bài ở bài tập 1 là mở bài trực tiếp
  • Mở bài ở bài tập 2 là mở bài gián tiếp

Câu 4 trang 101 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức: Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết theo một trong những cách sau:

  1. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
  2. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng

Trả lời:

Học sinh tham khảo các đoạn mở bài và kết bài sau:

  1. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp: Viết đoạn văn mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4
  2. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng: Viết đoạn văn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4

Vận dụng: Tìm đọc những bài văn miêu tả cây cối để học tập cách viết mở bài, kết bài.

Trả lời:

Mẫu:

Tả cây bàng

Trên sân trường em có một cây bàng già đã nhiều năm tuổi. Ngay cả bác bảo vệ cũng không biết chính xác cây bàng đó được trồng từ năm nào, vì khi người ta quyết định xây trường học ở đây, thì cây đã sững sững ở đó rồi.

Mùa hè là mùa cây bàng đẹp nhất. Dưới cái nắng chói chang, oi ả của mùa hạ, cây bàng sống đúng nghĩa là một cây bóng mát. Thân cây cao lớn, to như cái cột nhà vươn thẳng lên trời, chống cho tán lá xanh um, rộng như cái ô khổng lồ. Cây bàng chỉ có ba cành lớn mọc ra từ thân cây, còn lại là cành con, cành cháu. Những cành đó thi nhau mọc dài ra, vươn khắp các hướng. Cứ thấy có chỗ hở là cành bàng lại xòe ra. Cứ thế tầng tầng lớp lớp, đan kín như người nghệ nhân đan rổ vậy. Đã thế, lá bàng lại còn to và dày nữa chứ. So với các cây bóng mát như cây sấu, cây hoa sữa, cây bằng lăng… thì lá bàng ở một vị trí cao hơn hẳn. Những chiếc lá trưởng thành phải to bằng bàn tay người lớn, dày và bền bỉ. Trời càng nắng gắt, lá bàng càng xanh mượt. Chúng chồng chồng lớp lớp lên nhau khiến tán bàng càng thêm vững chãi, không để một tia nắng hay giọt mưa nào rơi xuống dưới gốc cây. Chính vì thế mà vào mùa hè, gốc cây bàng già này luôn là “miền đất hứa” cho các bạn học sinh tranh nhau ngồi chơi.

Khi những cơn gió heo may của mùa thu về, cây bàng lại bắt đầu thay lá. Chỉ qua một đêm, cây như già đi bao nhiêu tuổi. Những chiếc lá tươi xanh mơn mởn ngày nào bỗng rũ xuống, chuyển sang màu vàng, rồi đỏ cam. Và mỗi khi có gió thổi qua, lại có vài chiếc lá từ giã thân cây để về với đất mẹ. Có chiếc lá rơi cái vèo một cái đã đáp đất, chóng vánh đến tẻ nhạt. Có chiếc lá thì phải chao lượn vài vòng thật điệu nghệ, lảo đảo, lắc lư một hồi thì mới chịu nằm yên. Cứ thế, qua vài đêm gió lớn, cây bàng chẳng mấy chốc trơ trụi như một bộ xương khô, im lìm đứng co ro trong gió lạnh. Những ngày ấy trời chẳng có nắng, cây cũng chẳng thể che gió chắn mưa, nhưng học sinh vẫn thích thú vui chơi dưới gốc cây như một thói quen hoặc vì tình cảm gắn bó khăng khít với cây suốt một thời gian dài.

Và rồi, cây bàng cứ lầm lũi như thế suốt mùa đông, đến mức em tưởng chừng như cây đã chết khô mất rồi. Thế mà khi những cánh én chao liệng trên bầu trời, mở đường cho tia nắng mùa xuân soi xuống sân trường, cây bàng lại một lần nữa sống lại. Từ trên những cành cây khô cằn, từng chồi non xanh biếc nhú lên chi chít như nấm mọc sau cơn mưa. Những chồi non ấy như những ngọn nến xanh lung linh, hớn hở thắp lên chào một năm mới đến. Trong sự dịu dàng của nắng xuân, mời gọi của gió mới, chồi non lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc đã trổ dáng thành từng chiếc lá nhỏ xinh xanh nõn nà. Mỗi khi có gió thổi qua, chúng lại rung rinh như muôn nghìn bàn tay đang vẫy chào. Dần dần, bất giác mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Một ngày nọ, khi nắng hè đã gay gắt, thì em mới giật mình nhận ra những chiếc lá non tơ ngày nào đã trưởng thành, to lớn, xanh rì, dệt nên một cái ô khổng lồ.

Một năm bốn mùa, cây bàng bốn lần thay áo mới. Dù chiếc áo nào thì cây cũng thật đẹp, và học sinh chúng em vẫn đều yêu quý. Mong rằng, cây sẽ tiếp tục nhiều lần hồi sinh kì diệu khi mùa xuân về như thế. Để tiếp tục đồng hành cùng mái trường yêu quý của em.

theo Ngọc Anh

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4 Kết nối

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng