Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

1. Cấu tạo bên trong Trái Đất Địa lý lớp 6

Gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 1000oC).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1500oC – 4700oC.

- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000oC.

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực.

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các mảng di chuyển rất chậm.

+ Hai mảng có thể tách xa nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

3. Trắc nghiệm Địa lý 6

Câu 1: Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái

A. Rắn chắc.

B. Quánh dẻo.

C. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

D. Quánh dẻo đến lỏng.

Câu 2: Trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến lỏng là đặc điểm của lớp

A. vỏ Trái Đất

B. lớp trung gian.

C. lõi Trái Đất.

D. vỏ lục địa.

Câu 3: Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở

A. vỏ Trái Đất.

B. lớp trung gian.

C. thạch quyển.

D. lõi Trái Đất.

Câu 4: Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

A. các dãy núi ngầm.

B. các dãy núi trẻ cao.

C. đồng bằng.

D. cao nguyên.

Câu 5: Các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi

A. hai địa mảng xô vào nhau.

B. hai địa mảng được nâng lên cao.

C. hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.

D. hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 6: Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. bão, dông lốc.

B. lũ lụt, hạn hán.

C. núi lửa, động đất.

D. lũ quét, sạt lở đất.

Câu 7: Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất?

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Phi.

C. Mảng Á – Âu.

D. Mảng Thái Bình Dương.

Câu 8: Lục địa là

A. phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất và các đảo, quần đảo.

B. phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo.

C. phần đất liền rộng lớn, gồm các đảo, quần đảo và bộ phận thềm lục địa bị chìm dưới nước biển.

D. gồm các quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất.

Câu 9: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.

B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất

A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.

B. Có độ dày lớn nhất.

C. Nhiệt độ cao nhất.

D. Vật chất ở trạng thái rắn.

4. Bài tập Cấu tạo bên trong của Trái Đất lớp 6

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Cấu tạo bên trong của Trái đất ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí lớp 6

    Xem thêm