Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Bản đồ cách vẽ bản đồ gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

A. Lý thuyết Địa lý 6 bài 2

1. Bản đồ là gì?

Khái niệm: Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.

2. Vẽ bản đồ Địa lý lớp 6

- Là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

- Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ có sự biến dạng so với thực tế:

+ Các vùng đất có thể đúng diện tích nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích.

+ Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ thì sự biến dạng càng rõ rệt.

- Càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn.

3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ

- Thu thập thông tin về đối tượng Địa lí, bằng phương pháp thực địa hoặc sử dụng ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.

- Tính tỉ lệ, lựa chọn các ký hiệu để thể hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

B. Bài tập vận dụng và trắc nghiệm Địa lý 6 bài 2

1. Trắc nghiệm bài Bản đồ và cách vẽ bản đồ

Câu 1: Bản đồ là hình vẽ

A. Tương đối

B. Tuyệt đối chính xác

C. Tương đối chính xác

D. Kém chính xác

Câu 2: Bản đồ là biểu hiện

A. Mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng

B. Mặt phẳng của Trái Đất lên mặt cong hình cầu

C. Toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

D. Mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng

Câu 3: Công việc phải làm khi vẽ bản đồ

A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí

B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ

C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí là

A. Cung cấp cho ta về vị trí, sự phân bố các đối tượng

B. Cung cấp cho ta về hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

C. Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên

A. Một hình tròn

B. Một mặt phẳng thu nhỏ

C. Một quả địa cầu

D. Một hình cầu

Câu 6: Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được

A. Kết quả đúng tương đối

B. Kết quả tuyệt đối

C. Kết quả bị sai số

D. A, B, đúng

Câu 7: Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ

A. Càng sai lệch

B. Sai số

C. Đúng như ban đầu

D. Sai lệch càng lớn

Câu 8: Các nhà hàng hải sử dụng bản đồ có đường kinh vĩ tuyến là

A. Đường cong

B. Đường thẳng

C. A, B đúng

D. A, B sai

Câu 9: Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0o sẽ là đường

A. Cong

B. Thẳng

C. Xiên

D. Zích zắc

Câu 10: Trên quả địa cầu các đường kinh tuyến sẽ như thế nào?

A. Là những đường cong

B. Kinh tuyến ở vị trí 0o là một đường thẳng

C. Là những đường thẳng

D. Tất cả đều sai

Câu 11: Vẽ bản đồ là

A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.

B. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

C. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

D. chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy.

Câu 12: Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 13: Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách

A. sử dụng hình ảnh thật của chúng.

B. sử dụng hình vẽ của chúng.

C. sử dụng hệ thống các kí hiệu.

D. viết tên của chúng trên bản đồ.

Câu 14: Loại ảnh được sử dụng để vẽ bản đồ là

A. ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.

B. ảnh hàng hải.

C. ảnh nghệ thuật.

D. ảnh chụp từ sân thượng của một tòa tháp.

Câu 15: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi

A. có màu sắc và kí hiệu.

B. có bảng chú giải.

C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.

D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự biến dạng các vùng đất khi chuyển từ mặt cong Trái Đất ra mặt phẳng bản đồ?

A. Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng nhất định.

B. Có khu vực bị biến đổi về hình dạng nhưng đúng về diện tích hoặc ngược lại.

C. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.

D. Khu vực gần trung tâm chiếu đồ hoàn toàn không có sai số nào về hình dạng và diện tích.

Câu 17: Cho các công việc sau:

a) Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

b) Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa) hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.

c) Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.

Sắp xếp các công việc trên theo đúng thứ tự các bước để vẽ bản đồ là

A. a, b, c

B. a, c, b

C. c, b, a

D. b, c, a

2. Giải bài tập Địa lý 6 bài 2

Câu 1: Quan sát bản đồ hình 5 cho biết:

- Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

- Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2?

Trả lời:

- Quan sát bản đồ hình 5 và hình 4 ta thấy có sự khác nhau. Đó chính là bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt còn bản đồ hình 5 những chỗ bị đứt đã được nối liền.

- Diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ là bởi vì: Theo cách chiếu của Mec - ca - to (các đường kính, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec - ca - to thì diện tích đảo Grơn - len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7?

Trả lời:

Sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7:

- Ở hình 5: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng.

- Ở hình 6: Kinh tuyến giữa 0 độ là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực. Các đường vĩ tuyến là đường thẳng song song.

- Ở hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở cực, xích đạo là đường thẳng, các đường vĩ tuyến Bắc là những đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 3: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?

Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...)

- Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 4: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?

Trả lời:

Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến đường thẳng là bản đồ sử dụng phép chiếu đồ hình trụ đứng. Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài; càng xa xích đạo càng kém chính xác; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu. Đó là lí do các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng.

Câu 5: Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?

Trả lời:

Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:

- Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.

- Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

- Thu nhỏ khoảng cách.

- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.

-------------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ gồm phần lý thuyết và phần bài tập vận dụng giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm bản đồ, cách vẽ và quy định vẽ bản đồ...

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Địa lý lớp 6: Bản đồ, cách vẽ bản đồ, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí lớp 6

    Xem thêm