Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất bao gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi và học tập tốt  môn Địa lí 6 trong năm học.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết bài Vị trí, hình dạng và kính thước của Trái Đất

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

=>Ý nghĩa: Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Hình dạng, kích thước.

- Hình dạng cầu và kích thước rất lớn.

- Trái đất có bán kính xích đạo là 6378km.

- Độ dài đường Xích đạo: 40.076km.

b. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.

* Khái niệm:

- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

* Một số quy ước:

- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 0o, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ụ thành phố Luân Đôn (nước Anh)

- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0o (Xích đạo)

- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vũng kinh tuyến 20oT và 160oĐ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.

- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vũng kinh tuyến 20oT và 160oĐ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.

- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.

Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.

3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Kinh tuyến

- Kinh tuyến là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu

- Kinh tuyến gốc 00 là đường đi qua đài thiên văn Grin- uýt thành phố Luân Đôn (nước Anh)

Đường kinh tuyến

(Đường kinh tuyến)

b. Vĩ tuyến

- Vĩ tuyến là những đường vòng tròn trên quả địa cầu, vuông góc với các đường kinh tuyến

- Vĩ tuyến gốc 0o là đường vĩ tuyến lớn nhất cũng là đường xích đạo

Đường Vĩ tuyến

(Đường vĩ tuyến)

c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Kinh tuyến Vĩ tuyến

Là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu

Là những vòng tròn trên quả địa cầu, vuông góc với các kinh tuyến

Trên quả địa cầu có tất cả 360 kinh tuyến

Có 181 vĩ tuyến

Là đường đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)

Là vĩ tuyến lớn nhất,chia quả địa cầu thành 2 nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam

Những kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông, bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây

Từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc,từ xích đạo xuống cực Nam là những vĩ tuyến Nam

B. Luyện tập và củng cố bài Vị trí, hình dạng và kính thước của Trái Đất

1/ Trắc nghiệm Địa lý 6 bài 1 có đáp án

Câu 1: Trái Đất đứng vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời

A. Vị trí thứ 2

B. Vị trí thứ 3

C. Vị trí thứ 4

D. Vị trí thứ 5

Câu 2:  Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

A. Kinh tuyến 180º

B. Kinh tuyến 160º

C. Kinh tuyến 170º

D. Kinh tuyến 150º

Câu 3:  Đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam trên quả Địa Cầu là đường nào?

A. Đường xích đạo

B. Đường vĩ tuyến

C. Đường kinh tuyến

D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 4: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương

B. Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ

C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 5: Trái Đất có hình như thế nào?

A. Trái Đất có hình tròn

B. Trái Đất có hình bầu dục

C. Trái Đất có hình cầu

D. Trái Đất có hình lục giác

Câu 6: Trái đất có bán kính xích đạo là bao nhiêu?

A. 6378km

B. 40070km

C. 510 triệu km

D. 6307km

Câu 7: Đường xích đạo bao nhiêu km?

A. 40070km

B. 40076km

C. 40067km

D. 40077km

Câu 8: Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0º qua đài thiên văn Grinuyt của nước nào?

A. Nước Pháp

B. Nước Đức

C. Nước Anh

D. Nước Nhật

Câu 9: Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến bao nhiêu độ?

A.

B. 180º

C. 90º               

D. 0º và 180º

Câu 10: Vị trí thứ 5 xa dần Mặt Trời là hành tinh nào?

A. Sao Mộc

B. Sao Thủy

C. Hải Vương

D. Sao Hỏa

Câu 11: Hệ Mặt Trời bao gồm

A. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó.

B. Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất.

C. Mặt Trời và các vệ tinh chuyển động xung quanh nó.

D. Mặt Trời và 9 hành tinh chuyển động xung quanh nó.

Câu 12: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí thứ mấy?

A. Thứ 2.

B. Thứ 3.

C. Thứ 4.

D. Thứ 5.

Câu 13: Trái Đất có dạng

A. hình elip.

B. hình tròn.

C. hình cầu.

D. hình bầu dục.

Câu 14: Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.

C. xích đạo

D. đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 15: Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc được ghi số

A. 180o

B. 0o

C. 90o

D. 60o

Câu 16: Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Liên Bang Nga.

Câu 17: Đối diện với kinh tuyến gốc là

A. kinh tuyến 90o

B. kinh tuyến 180o

C. kinh tuyến 360o

D. kinh tuyến 100o

Câu 18: Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là

A. xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.

B. thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

D. xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.

Câu 19: Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả

A. 181 vĩ tuyến.

B. 180 vĩ tuyến.

C. 18 vĩ tuyến.

D. 19 vĩ tuyến.

Câu 20: Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:

A. Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

B. Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

C. Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

D. Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

ĐÁP ÁN

1 - B2 - A3 - C4 - C5 - C6 - A7 - B8 - C9 - D10 - D
11 - A12 - B13 - C14 - B15 - B16 - A17- B18 - A19 - D20 - A

2/ Bài tập môn Địa lý 6 bài 1 có đáp án

Câu 1: Dựa vào hình 1-1 hãy cho biết:

bài tập địa lý 6

- Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Trả lời:

  • Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh. Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
  • Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Câu 2: Dựa vào hình 1-2, hãy cho biết: Vì sao ban đầu chỉ nhìn thấy một phần cánh buồm, sau đó thấy toàn bộ cánh buồm và cuối cùng là thấy được cả thân con thuyền.

bài tập địa lý 6

Trả lời:

Vì ban đầu, thuyền nằm ở ngoài đường chân trời nên chỉ thấy một phần cánh buồm; sau đó, thuyền nằm trên khoảng đường chân trời nên thấy toàn bộ cánh buồm và cuối cùng, thuyền nằm trước đường chân trời, gần về phía bờ nên nhìn thấy cả thân con thuyền.

Câu 3: Dựa vào hình 1-3, hãy cho biết: Vì sao ta thấy đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp?

bài tập địa lý 6

Trả lời:

Do Trái Đất hình cầu nên sự uốn cong bề mặt của nó đã ngăn không cho chúng ta nhìn xa quá 1 khoảng cách nhất định. Cũng vì lý do đó cho nên khi càng lên cao, tầm quan sát của mắt người càng lớn. Vì vậy đường chân trời phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp.

Câu 4: Dựa vào các hình vẽ 1-4 và 1-5, hãy cho biết:

bài tập địa lý 6

  • Các nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực là đường gì.
  • -Đường kinh tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Đi qua thành phố nào.
  • Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ.

Trả lời:

  • Các nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực là đường kinh tuyến.
  • Đường kinh tuyến gốc: kinh tuyến 0 độ. Là đường đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
  • Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180 độ.

Câu 5: Dựa vào các hình 1-6 và 1-7, hãy cho biết:

bài tập địa lý 6

Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường gì.

Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nàoể

Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì.

Trả lời:

  • Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường vĩ tuyến.
  • Vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác.
  • Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

Câu 6: Những đường kinh tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây.

Vĩ tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Trả lời:

  • Đường kinh tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây là: Đường kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam là: Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

Câu 7: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến ? Nếu cứ cách 10o ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam ?

Trả lời

Trên quả Địa cầu. nếu cử cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10o ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam.

Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0o chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90oB ở cực Bắc và vĩ tuyến 90oN ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam.

------------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất gồm phần lý thuyết và phần bài tập vận dụng giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về các đặc điểm của vị trí, hình dạng và các kích thước của Trái Đất...

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Địa lý lớp 6: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Giải VBT Địa Lí 6, Giải tập bản đồ Địa lí 6, Giải bài tập Địa lí 6, Giải SBT Địa lí 6, Lý thuyết Địa lí 6, Tài liệu học tập lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
87
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí lớp 6

    Xem thêm