Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

1. Bình nguyên (đồng bằng)

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, một số bình nguyên cao gần 500m.

- Đặc điểm hình thái: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

- Gồm hai loại đồng bằng (theo nguồn gốc hình thành):

+ Đồng bằng do băng hà bào mòn.

+ Đồng bằng do phù sa biển hay sông bồi tụ (châu thổ).

- Giá trị kinh tế:

+ Trồng cây lương thực -> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư đông đúc

+ Tập trung nhiều thành phố lớn

2. Cao nguyên

- Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m

- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc

- Giá trị kinh tế

+ Trồng cây công nghiệp

+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn.

3. Đồi

- Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m

- Đặc điểm hình thái:

+ Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi

+ Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.

Ví dụ: Vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...

- Giá trị kinh tế:

+ Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.

+ Chăn thả gia súc.

4. Trắc nghiệm Địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối

A. Từ 300 – 400m

B. Từ 400- 500m

C. Từ 200 – 300m

D. Trên 500m

Câu 2: Vùng đồng bằng thuận lợi cho

A. trồng cây lương thực và thực phẩm.

B. chăn nuôi gia súc lớn.

C. trồng cây công nghiệp.

D. trồng rừng.

Câu 3: Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là

A. địa hình núi cao.

B. các cao nguyên.

C. đồng bằng.

D. thung lũng.

Câu 4: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình

A. núi.

B. cao nguyên.

C. đồi trung du.

D. bình nguyên.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. độ cao tuyệt đối khoảng 200m.

B. đỉnh tròn, sườn thoải.

C. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

D. thích hợp trồng cây công nghiệp.

Câu 6: Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng

A. Trung du Bắc Bộ

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ

D. Đông Nam Bộ

Câu 7: Khu vực nào của nước ta tập trung nhiều cao nguyên badan rộng lớn

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Đồng bằng nào dưới đây hình thành do băng hà bào mòn?

A. Đồng bằng A-ma-dôn.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng châu Âu.

D. Đồng bằng Hoàng Hà.

Câu 9: Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng

A. Sông Thái Bình, sông Đà

B. Sông Cả, sông Đà Nẵng

C. Sông Cửu Long, sông Hồng

D. Sông Mã, sông Đồng Nai

Câu 10: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng nước

B. Nước ngầm

C. Gió

D. Nhiệt độ

5. Bài tập Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) lớp 6

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo), ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
8 855
Sắp xếp theo

Lý thuyết Địa lí lớp 6

Xem thêm