Địa hình bề mặt Trái Đất
Lý thuyết Địa lý lớp 6: Địa hình bề mặt Trái Đất gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.
Địa hình bề mặt Trái Đất
1. Núi và độ cao của núi Địa lý lớp 6
- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
- Phân loại núi:
+ Núi thấp: Dưới 1000m
+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m
+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.
- Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.
+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.
+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
2. Núi già, núi trẻ
3. Địa hình cacxtơ và các hang động.
- Địa hình cacxtơ:
+ Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
+ Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hình thành do nước thấm xuống kẽ khe khoét mòn đá tạo thành các hang động dài và lớn.
- Hang động:
+ Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch.
+ Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn)…
4. Bài tập Địa hình bề mặt Trái Đất lớp 6
- Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
- Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Địa hình bề mặt Trái Đất, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.