Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

A. Kiến thức trọng tâm

1. Núi và độ cao của núi

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m

- Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):

  • Núi thấp: dưới 1000m
  • Núi trung bình: 1000 – 2000m
  • Núi cao: Trên 2000m.

2. Núi già và núi trẻ

- Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.

Địa hình bề mặt trái đất

3. Địa hình Caxtơ và các hang động.

- Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

- Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch

- Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1) và (2) của núi như thế nào?

Địa hình bề mặt trái đất

Trả lời:

Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

- Để tính độ cao tương đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

- Để tính độ cao tuyệt đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Câu 2: Quan sát hình 35, cho biết: Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Quan sát hình 35 ta thấy:

- Ở núi trẻ: Có độ cao lớn, có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc thung lũng sâu.

- Ở núi già: Độ cao thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Câu 3: Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động?

Trả lời:

Quan sát hình 38 ta thấy: Đây là các dạng địa hình có hình thù rất đặc biệt. Các khối núi không cao, có vách dựng đứng, đỉnh nhọn và khá gồ ghề.

Câu 4: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Trả lời:

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Câu 5: Trình bày sự phân loại núi theo độ cao?

Trả lời:

- Căn cứ vào độ cao, người ta phân ra thành: Núi cao, núi trung bình và núi thấp.

  • Núi cao: Trên 2000m.
  • Núi trung bình: 1000 – 2000m
  • Núi thấp: Dưới 1000m

- Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào thời gian chúng được hình thành để chia thành núi già và núi trẻ.

Câu 6: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?

Địa hình bề mặt trái đất

Câu 7: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn. Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Ví dụ ở nước ta có các hang động nổi tiếng như động Phong Nha, động Tam Thanh…

Chia sẻ, đánh giá bài viết
87
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa lý 6

    Xem thêm