Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

A. Kiến thức trọng tâm

1. Các loại kí hiệu bản đồ.

* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

- Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

- Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ

- Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng

  • Kí hiệu hình học
  • Kí hiệu chữ
  • Kí hiệu tượng hình.

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

- Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

- Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.

- Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.

- Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:

  • Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây
  • Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt
  • Từ 500 đến 1000m là màu đỏ
  • Từ 2000m trở lên là màu nâu….

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 18 - sgk Địa lí 6: Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

- Dựa vào hình 14, ta có thể dễ dàng kể tên một số đối tượng địa lí biểu hiện bằng các loại kí hiệu như sau:

  • Kí hiệu điểm gồm có: Sân bay, cảng biển; nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện.
  • Kí hiệu đường gồm có: Ranh giới quốc gia, ranh giới tình và đường ô tô.
  • Kí hiệu diện tích gồm có: Vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.

Câu 2: Trang 19 - sgk Địa lí 6: Quan sát hình 16 cho biết:

+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

Quan sát hình 16 ta thấy:

- Mỗi lát cắt cách nhau 100m

- Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ta thấy phía sườn Tây (bên trái) dốc hơn sườn Đông (bên phải) bởi vì: Như ta biết các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn. Do đó, giữa hai sườn Tây và Đông rõ ràng ta thấy ở sườn Tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau hơn.

Câu 3: Trang 19 - sgk Địa lí 6: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Trả lời:

Khi sử dụng bản đồ, chắc chắn bạn đang cần phải tìm một địa chỉ, địa danh hay địa điểm nào đó. Vậy trên một bản đồ lớn như vậy, với hàng trăm các kí hiệu khác nhau, liệu bạn có biết đâu là cái mà bạn cần tìm và muốn tìm. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải xem bảng chú giải. Bởi bảng chú giải sẽ giúp bạn biết được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Như vậy, khi biết được cái bạn muốn tìm là kí hiệu như thế nào thì việc tìm kiếm của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Câu 4: Trang 19 - sgk Địa lí 6: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?

Trả lời:

- Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:

  • Kí hiệu điểm (ví dụ: Cảng biển)
  • Kí hiệu đường (ví dụ: Đường ranh giới quốc gia)
  • Kí hiệu diện tích( ví dụ: Vùng trồng lúa)

Câu 5: Trang 19 - sgk Địa lí 6: Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

Trả lời:

Ngoài sử dụng thang màu thì người ta còn thể hiện độ dốc của địa hình bằng đường đồng mức. Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải. Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào.

Ngoài ra, các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
48
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa lý 6

    Xem thêm