Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

A. Kiến thức trọng tâm

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái đất.

- Khí áp:

  • Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
  • Đơn vị đo: mm thủy ngân
  • Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là: 760 mm thủy ngân.
  • Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
  • Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
  • Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

- Gió:

  • Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
  • Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
  • Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
  • Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
  • Hoàn lưu khí quyển:
  • Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
  • Tín phong và gió Tây ôn đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Trang 58 sgk Địa lí 6

Quan sát hình 50 SGK, cho biết:

- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?

- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?

Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 50 sgk, ta thấy:

- Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.

- Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.

Quan sát hình 51 SGK, cho biết:

- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?

- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?

Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Hướng dẫn giải:

Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.

Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Giải bài tập Địa lý 6 câu 1 trang 60 SGK: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

Hướng dẫn giải:

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

Giải bài tập Địa lý 6 câu 2 trang 60 SGK: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất

Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 600 độ.

Giải bài tập Địa lý 6 câu 3 trang 60 SGK: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Hướng dẫn giải:

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

  • Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
  • Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)
  • Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
  • Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến (30° - 0) về xích đạo.

Giải bài tập Địa lý 6 câu 4 trang 60 SGK: Hãy vẽ vào vở: Hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Hướng dẫn giải:

Địa lý lớp 6 bài 19: Khí áp và gió trên Trái đất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • phạm minh thuận
    phạm minh thuận

    Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 600 độ.


    Thích Phản hồi 22/03/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa lý 6

    Xem thêm