Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Lý thuyết Địa lý lớp 6: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.
Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
1. Ký hiệu bản đồ
- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Địa lý 6
- Độ cao địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức.
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
3. Trắc nghiệm Địa lý 6
Câu 1: Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?
A. Kí hiệu điểm.
B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu hình ảnh.
D. Kí hiệu diện tích.
Câu 2: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?
A. Kí hiệu điểm.
B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu diện tích.
D. Kí hiệu chữ.
Câu 3: Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải
A. đọc tên bản đồ.
B. đọc tỉ lệ bản đồ.
C. đọc bảng chú giải.
D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.
Câu 4: Các cách biểu hiện độ cao địa hình là
A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.
B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.
C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.
D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.
Câu 5: Đường đồng mức là
A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.
B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.
C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.
D. đường cắt ngang một quả núi.
Câu 6: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó
A. càng dốc
B. càng thoải
C. càng cao
D. càng cắt xẻ mạnh
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?
A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.
B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.
C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.
Câu 8: Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
A. tượng hình
B. điểm
C. đường
D. diện tích
Câu 9: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện
A. Ranh giới của một tỉnh
B. Lãnh thổ của một nước
C. Các sân bay, bến cảng
D. Các mỏ khoáng sản
Câu 10: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
A. đường đồng mức.
B. kí hiệu thể hiện độ cao.
C. phân tầng màu.
D. kích thước của kí hiệu.
4. Bài tập Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ lớp 6
- Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.