Giáo án Địa lí 6: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Giáo án Địa lí 6 bài 5
Giáo án Địa lí 6: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ được biên soạn chi tiết, đầy đủ giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Giáo án Địa lý lớp 6 - Bài 5
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được:
1/ Kiến thức: Học sinh biết được kí hiệu bản đồ là gì, biết được các kí hiệu bản đồ.
- Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức)
2/ Kĩ năng: Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ
3/Thái độ, hành vi: Nghiêm túc, cẩn trọng khi đọc bản đồ
4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
5. Giáo dục an ninh Quốc phòng.
Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đối với giáo viên: SGK, sử dụng 1 số bản đồ có kí hiệu khác nhau
2. Đối với giáo viên: Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát- 2 phút)
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, nhận biết về các dạng kí hiệu ban đồ, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các loai kí hiệu bản đồ; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các kí hiệu bản đồ
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về cách thể hiện các kí hiệu trên bản đồ-> Kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: GV cho HS quan sát hai bản đồ tùy ý
3. Phương tiện: hình ảnh sgk và các các bản đồ.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp bản đồ để học sinh quan sát .
Bước 2: HS quan sát và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS kể lại tên các kí hiệu trên bản đồ vừa xem xong (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học
GV treo bản đồ lên bảng và chỉ 1 vài kí hiêu? Đây là gì? Vậy kí hiệu bản đồ là gì? địa hình được biểu hiện trên bản đồ như thế nào …..
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Các loại kí hiệu bản đồ (Thời gian:20 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác
2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | NỘI DUNG |
1.Biết được khái niệm kí hiệu bản đồ, các loại kí hiệu bản đồ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 14,15(trang 18), đọc và khai thác thông tin mục 1 sgk, trao đổi và trả lời các câu hỏi: - Kí hiệu bản đồ là gì? Kí hiệu bản đồ thường đặt ở vị trí nào trên bản đồ? - Có mấy loại kí hiệu bản đồ? - Kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích? - Có mấy dạng kí hiệu bản đồ? Chúng thuộc loại kí hiệu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2) Xác định vị tí các đối tượng địa lí trên bản đồ - GV hướng dẫn xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ. - HS quan sát và xác định vị trí theo yêu cầu của GV Lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng: ? Dựa vào kí hiệu bản đồ em hãy xác định đường biên giới trên đất liền của nước ta? | 1. Các loại kí hiệu bản đồ a. Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…được dung một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. b. Các loại kí hiệu |
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức) (Thời gian: 15 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …
2. Hình thức tổ chức: Cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | NỘI DUNG |
1. Biết được kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức) Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát hình 16 trong SGK (trang 19) lựa chọn thông tin trả lời: - Có mấy cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ? Nêu tên. - Nêu khái niệm đường đồng mức(đẳng cao)? - Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m? - Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào dốc hơn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc, HS so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức và mở rộng 2) Xác định các đường đồng mức trên hình vẽ - GV chốt kiến thức. | 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: Có 2 cách: - Bằng thang màu. - Bằng đường đồng mức.(đường đẳng cao) |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)
1. (Cá nhân)
- Xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ theo từng loại kí hiệu
- Trả lời các câu hỏi ở cuối sgk
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 3 phút)
GV giới thiệu cho HS biết ứng dụng của việc sử dụng đường đồng mức vào thực tế
Giáo án Địa lí 6 Theo định hướng năng lực: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.