Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bé Bông Lịch Sử Lớp 12

Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

3
3 Câu trả lời
  • Sói
    Sói

    Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam:

    - Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

    - Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

    - Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

    - Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

    - Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

    - Tăng thu các loại thuế.

    => Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 16/12/21
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      Sau chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự được hình thành. Nước Pháp sau chiến tranh bị thất bại nặng nề kinh tế suy thoái. Điều này dẫn đến chương trình khái thác thuộc địa của Pháp, với âm mưu là bù đắp những gì mà chiến tranh gây ra.

      Trong cuộc khai thác này Pháp đã đầu tư nhanh quy mô lớn với các nghành kinh tế ở Việt Nam tuy nhiên nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

      Trong nông nghiệp, Pháp đầu tư chủ yếu vào đồn điền cao su. Ngoài ra còn mở rộng ra các nghành công nghiệp như dệt khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than.

      Trong ngoại thương Pháp mở rộng ngoại thương trong Việt Nam đặc biệt là quan hệ giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Ngân hàng đông dương nắm toàn bộ quyền chỉ huy nền kinh tế Đông dương, phát hàng tiền giấy và cho vay lãi.

      Pháp với những dã tâm đạt những tầm ưu kinh tếViệt Nam về mình, mặc dù đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế Việt Nam nhưng Pháp đã phát hành ra rất nhiều thứ thuế đối với các nhà tiểu thương Việt Nam như thuế thân muối … Điều này làm dấy lên trong Việt Nam làm đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề.

      Pháp khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương đặc biệt ở Việt Nam pháp đã có những bước mới. Nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển từ nông nghiệp đến công nghiệp, tuy nhiên thì nhân dân vẫn phải chịu nhiều sự bôc lột cảu thực dân kiến nhân dân Việt sống trong nghèo khổ.

      0 Trả lời 16/12/21
      • Hươu Con
        Hươu Con

        Mình thấy ở bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 12 có lời giải á

        0 Trả lời 16/12/21

        Lịch Sử

        Xem thêm