Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng

Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng

Cho hỗn hợp Fe Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi dạng bài tập cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Ở dạng bài tập câu hỏi này bạn đọc dựa vào dãy điện hóa học, để xác định tính khử của các kim loại, các kim loại có tính khử mạnh sẽ phản ứng trước, đến khi hết. Bên cạnh đó để giúp bạn đọc có thể nắm rõ, tài liệu đã đưa ra các nội dung câu hỏi củng cố. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Fe(NO3)3.

B. HNO3.

C. Fe(NO3)2

D. Cu(NO3)2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Quá trình xảy ra phản ứng

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O

Theo đề bài sau phản ứng Fe dư tiếp tục tác dụng hết với muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 sinh ra

Vậy thì dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2 và kim loại dư là Cu

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Đáp án C

Vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên sau khi Fe phản ứng mà axit vẫn còn dư thì Cu mới có khả năng phản ứng.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có Fe còn dư. Kết thúc phản ứng dung dịch còn lại chứa:

A.  Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

C.Fe(NO3)3, HNO3, Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

Xem đáp án
Đáp án A 

Câu 2. Cho hỗn hợp bột Fe, Cu vào HNO3 đặc, đun nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và còn lại chất rắn không tan. Xác định chất tan đó là

A. HNO3.

B. Cu(NO3)2.

C. Fe(NO3)3.

D. Fe(NO3)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong dãy điện hóa học thì Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên phản ứng trước.

Do dung dịch sau phản ứng chỉ thu được 1 chất tan và còn lại chất rắn nên Fe phản ứng vừa hết hoặc dư, Cu chưa phản ứng, HNO3 hết

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

=> Dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)2

Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. ZnSO4.

B. ZnSO4 và Fe2(SO4)3.

C. ZnSO4 và FeSO4

D. ZnSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4

Xem đáp án
Đáp án C

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Do Fe không tan, nên

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.

Nên chất tan trong dung dịch Y gồm:

ZnSO4 và FeSO4.

-------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 4.104
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm