Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu giúp các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên

Ở đời, mỗi người phải gánh một việc. Việc lớn hay nhỏ là tùy theo học thuật và tài đức của từng người: sự nghiệp tuy có khác nhau, song cũng là muốn ích lợi chung cho xã hội. Nếu ai cứ riêng mình, không biết đến kẻ khác, như thế gọi là kí sinh.

Người ta là giống đa tình, đã có tình thời có dục, muốn điều nọ lại muốn điều kia, muốn ngon ngọt, muốn yên vui, muốn công danh, muốn tiền của; bây giờ mới sinh ra công này việc nọ; tình càng nhiều, dục càng lớn, việc càng nhiều. Cho nên vô tình vô dục, không gọi là người ở đời được.

Than ôi! Cảnh đời là một cái trò rối, người đời là những con người rất rối. Nếu ở đời mà không sẵn có lòng cao thượng, mỗi khi cảnh ngộ, sao cho khỏi động tâm? Lúc giàu sang sinh ra kiêu ngạo; lúc nghèo hèn sinh ra xiểm du; lúc thất chí thì khóc, lúc đắc chí thì cười, có khác gì con người gỗ cứ để người ta giật mà nhảy mà múa. Phải biết rằng khi tình dục người ta đã no đã chán, nghĩ lại mùi đời cũng không có ý vị gì mật thiết cho lắm.

Thử để mình ra ngoài thế giới, ngoảnh lại mà trông, nào hình hình, sắc sắc, nào lợi lợi, danh danh, người ta đang om sòm trên chốn diễn trường, mà thực đã nên người giác ngộ. Làm người có tình dục cũng phải có nghĩa lí. Tình dục bởi khí huyết mà ra; vậy nghĩa lí để phòng tình dục thì nghĩa lí thắng, tình dục phải lui; nếu cứ buông dông, thả dài, mắt trông động lòng, tai nghe động tưởng, cả đời chỉ để cho cái tình dục nó sai khiến mình, nó trói buộc mình, thế gọi là tính lụy.

Mỗi người phải gánh một việc ở đời, có học vấn cũng phải có kinh lịch; học vấn cho biết lẽ phải, kinh lịch để lập thói quen. Những kẻ có học vấn mà không có kinh lịch, ngồi nói thì thật là khôn, đến lúc ra tay mà làm lại hay nát việc. Như thế gọi là gàn. Những tay triết học non non, hầu hết mắc phải bệnh ấy.

Gan nên lớn mà lòng phải tế nhị. Nếu táo gan mà hay suất lược, chỉ là người tráng sĩ chứ chưa được là vĩ nhân.

Tình nên nhiệt mà tính phải hòa bình. Nếu cứ nóng nảy mà không biết nhẫn nhục, thành sự thì ít mà bại sự thì nhiều.

Tư tưởng nêu cao mà nước đi phải thấp; ý chí nhỏ hẹp thì ra người tầm thường, mà việc làm không cứ tuần thường thì ra người vu khoát. Phàm vật đã đến cực điểm thì hay giống nhau: cho nên người cực hiền giống như người ngu; người cực gian giống như thật, cực nhã giống như tục; còn những kẻ chí nhỏ tài sơ mới hay khoe tài khoe trí.

---------------------------------------

Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được câu nói của cổ nhân quả rất đúng làm người rất khó. Ở đời mỗi người phải gánh một việc. Nếu ai cứ riêng mình, không biết đến kẻ khác, như thế gọi là kí sinh. Cảnh đời là một cái trò rối, người đời là những con người rất rối. Nếu ở đời mà không sẵn có lòng cao thượng, mỗi khi cảnh ngộ, sao cho khỏi động tâm. Lúc giàu sang sinh ra kiêu ngạo; lúc nghèo hèn sinh ra xiểm du. Mỗi người phải gánh một việc ở đời, có học vấn cũng phải có kinh lịch; học vấn cho biết lẽ phải, kinh lịch để lập thói quen. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho riêng mình nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Có thể xem bài thơ Lai Tân là bức tranh thu nhỏ của cái chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch được không? phân tích bài thơ để làm sáng tỏ luận điểm trên

Đánh giá bài viết
1 65
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

Xem thêm