Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên

Văn mẫu lớp 11: Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Hãy giải thích và chứng minh truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao

Nhắc đến nhà văn Nam Cao chính là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Cả cuộc đời sự nghiệp của Nam Cao bao gồm hai đề tài chính: Người nông dân và tầng lớp trí thức nghèo, có thể nói những tác phẩm văn chương của ông trong giai đoạn sau cách mạng đã trở thành những tuyên ngôn về nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời. Tiêu biểu là tác phẩm "Đời thừa", đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, tuyên ngôn về giá trị tác phẩm văn học và trách nhiệm của người viết văn.

Tác phẩm "Đời thừa" là một truyện ngắn hay và đặc sắc, thể hiện tấn bi kịch tinh thần của lớp người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, trước cách mạng tháng Tám. Nỗi lo cơm áo gạo tiền, gánh nặng gia đình và cuộc sống đã đẩy họ tới bi kịch "đời thừa", đó là rơi vào cảnh sống mà không làm được gì cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội, sống chỉ là thừa thãi không có một vai trò hay ý nghĩa gì với cuộc sống. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao vừa thể hiện rõ bi kịch "đời thừa" của một nhà văn, một người cha, người chồng lại vừa thể hiện một tư tưởng nhân văn cao đẹp, đó là tiếng nói tố cáo hiện thực tàn nhẫn, tha hóa của xã hội cũ, sự cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh của những con người bất hạnh. Tuy nhiên chính những tấn bi kịch trong tác phẩm đã là ngọn lửa soi sáng khát vọng sống có ích và có ý nghĩa cho đời của họ, họ không muốn trở thành người thừa, "đời thừa". Nhân vật Hộ trong tác phẩm không chỉ đóng vai trò "diễn viên" với hai tấn bi kịch mà đây còn là đối tượng Nam Cao gửi gắm những quan điểm nghệ thuật chân chính của mình. Đó là quan niệm về nghệ thuật với cuộc đời và quan niệm về nghề văn, trách nhiệm người nhà văn và sự sáng tạo trong văn chương.

Trước hết về quan điểm nghệ thuật với cuộc đời, đối với Nam Cao, nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời, một tác phẩm văn chương chỉ có giá trị khi nó "vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người", nghĩa là tác phẩm văn chương ấy phải "làm cho người gần người hơn", một tác phẩm đích thực phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông đã từng có rất nhiều tác phẩm lên tiếng phê phán thứ nghệ thuật xa rời, thoát ly khỏi cuộc đời, ông khinh thường những thứ văn chương không bắt nguồn từ cuộc sống lầm than mà lại lung linh huyền ảo, mộng tưởng, ông không chấp nhận được thứ văn chương hời hợt, vô giá trị. Bên cạnh đó, ông cho rằng, một nhà văn thực sự phải là người có hoài bão, ước mơ, phải cho ra đời những tác phẩm có giá trị, có khả năng "làm mờ các tác phẩm cùng thời", đã viết văn là phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với những thứ mà mình viết, phải biết xấu hổ khi viết ra những thứ không phải là nghệ thuật. Làm nhà văn mà không có tâm cũng chẳng khác nào một kẻ đê tiện, bởi sự cẩu thả trong nghề văn bất lương hơn hết thảy các nghề.

Văn sĩ Hộ thực sự là một nhà văn có tâm, ông nuôi hoài bão mang đến những tác phẩm góp ích cho đời, thiết thực với đời và ông thực sự cảm thấy xấu hổ, day dứt khi viết ra những thứ cẩu thả, nông cạn. Hơn thế Nam Cao nhắc nhở các nhà văn cần nhận thức rõ nghề văn là nghề lao động sáng tạo, tính sáng tạo quyết định sự sống còn của nghề, nhà văn phải hăng say sáng tạo, bởi văn chương "không cần đến những người thợ khéo tay" mà cần người "sáng tạo những gì chưa có". Nếu không ngừng đào sâu, tìm tòi và khơi nguồn thì người nghệ sĩ mãi mãi cũng chỉ là kẻ "công nhân" làm theo mẫu dập khuôn. Nếu không có sáng tạo, đổi mới và khai thác những con đường mới thì nghề văn dù có trải qua bao thời gian vẫn chỉ luẩn quẩn, giậm chân tại chỗ.

Có thể nói, những quan điểm nghệ thuật và sáng tạo trong nghệ thuật của Nam Cao hết sức đúng đắn, đúng với mọi thời đại. Với những quan điểm ông đã nêu trong tác phẩm "Đời thừa" có thể khẳng định rằng truyện ngắn này là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Hành văn theo những quan điểm đúng đắn đã giúp ông để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm mang giá trị to lớn, tính nhân đạo sâu sắc.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm