Công dụng của bản vẽ lắp là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Công dụng của bản vẽ lắp là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Công dụng của bản vẽ lắp là gì?

  1. Chế tạo các chi tiết
  2. Kiểm tra các chi tiết
  3. Mô tả hình dạng các chi tiết
  4. Lắp ráp các chi tiết

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Lắp ráp các chi tiết

Công dụng của bản vẽ lắp là lắp ráp các chi tiết.

1. Tìm hiểu chung về bản vẽ lắp

Bản vẽ lắp là một tài liệu rất quan trọng, nội dung của nó bao gồm:

- Hình biểu diễn của đơn vị lắp

- Các kích thước, sai lệch giới hạn

- Các chỉ dẫn về đặc điểm liên kết

- Số thứ tự chỉ vị trí

- Bảng liệt kê khối lượng, thứ tự, tên gọi, vật liệu, số lượng, ký hiệu và ghi chú.

- Khung tên, khung bản vẽ ..

2. Nội dung

Có 4 nội dung:

- Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

- Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

- Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu…

- Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế…

Trình tự đọc bản vẽ lắp:

- Khung tên

- Bảng kê

- Hình biểu diễn

- Kích thước

- Phân tích chi tiết

- Tổng hợp

Chú ý:

- Cho phép vẽ một phần hình cắt (hình cắt cục bộ) ở trên hình chiếu.

- Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm

- Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren

- Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.

- Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

3. Ghi kích thước và đánh số bản vẽ lắp

Kích thước trên bản vẽ lắp được ghi để thể hiện các tính năng, kiểm tra, lắp ráp, .. như: kích thước bao, kích thước lắp ghép giữa các chi tiết, ..

Kích thước quy cách

- Là kích thước thể hiện các tính năng của máy, các kích thước này thường được xác định từ trước, là kích thước cơ bản để xác định các thông số khác.

Ví dụ : kích thước bánh công tác trong máy bơm, kích thước đường kính ống của các van…

Kích thước lắp ráp

Là kích thước thể hiện quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết trong cùng một đơn vị lắp. Nó bao gồm kích thước và dung sai các bề mặt tiếp xúc, kích thước xác định vị trí giữa các chi tiết với một gốc chuẩn.

Ví dụ kích thước của trục và ổ bi: uw40H7/k6

Kích thước đặt máy

Là kích thước thể hiện mối quan hệ lắp ghép giữa đơn vị lắp và các bộ phận khác, ví dụ như: Kích thước bệ máy, kích thước bích lắp ráp, kích thước đặt bu lông. Các kích thước này sẽ liên quan tới các kích thước của chi tiết, hay bộ phận khác được ghép với đơn vị lắp.

Kích thước định khối

Kích thước định khối hay còn gọi là kích thước bao của vật thể cần biểu diễn nó chính là kích thước thể hiện độ lớn chung của vật thể, dùng làm cơ sở để xác định thể tích, đóng bao, vận chuyển và thiết kế không gian lắp đặt.

Kích thước giới hạn

Kích thước giới hạn là kích thước thể hiện không gian hoạt động của thiết bị, kích thước này được dùng để làm cơ sở bố trí không gian làm việc cho thiết bị hoặc vận hành cho người lao động.

4. Quy ước biểu diễn bản vẽ lắp

Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau:

- Cho phép không biểu diễn một số kết cấu của chi tiết như vát mép, góc lượn, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở của mối ghép..

- Đối với một số chi tiết như nắp đậy, vỏ ngoài, tôn bưng.. nếu chúng che khuất các chi tiết khác trên một hình chiếu nào đó của bản vẽ lắp thì cho phép không biểu diễn chúng trên bản vẽ đó. Nhưng phải có ghi chú.

- Nhưng ghi chú trên máy, thiết bị như: bảng hiệu, thông số kỹ thuật, nhãn mác. cho phép không biểu diễn nhưng phải vẽ đường bao của chi tiết đó.

- Cho phép chỉ vẽ đường bao hoặc kí hiệu của các chi tiết phổ biến và có sẵn như: bu lông, vòng bi, các động cơ điện ..

- Các chi tiết phía sau lò xo trên hình chiếu coi như bị lò xo che khuất.

- Nếu có một số chi tiết giống nhau nhưng phân bố theo quy luật cho phép vẽ một chi tiết đại diện các chi tiết còn lại chỉ cần vẽ đường tâm.

- Trên bản vẽ chi tiết cho phép vẽ hình biểu diễn của những chi tiết liên quan với bộ phận lắp bằng nét mảnh và có ghi kích thước định vị.

- Cho phép biểu diễn riêng một hay một cụm chi tiết của thiết bị, máy trên bản vẽ lắp nhưng phải có ghi chú về tên gọi và tỷ lệ.

- Không cắt dọc các chi tiết như: trục, bu lông, đai ốc, vòng đệm, then, chốt …

- Bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết lắp ghép cùng kích thước danh nghĩa chỉ cần vẽ một nét.

- Khi cần thể hiện khe hở cho phép vẽ tăng khe hở để thể hiện rõ.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Công dụng của bản vẽ lắp là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 345
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm