Dàn ý Thuyết minh về một tác giả văn học: Nguyễn Du
Dàn ý Thuyết minh về một tác giả văn học: Nguyễn Du được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Du, chắc chắn qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tốt hơn môn Ngữ văn 10. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Dàn ý Thuyết minh về Nguyễn Du
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản
- Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 3: Thuyết minh về di tích lịch sử
- Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử
- Bài văn mẫu lớp 10 số 5 đề 4: Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn
- Dàn ý Thuyết minh về phương pháp học môn ngữ văn
- Dàn ý Thuyết minh một tác phẩm văn học: Bình ngô đại cáo
- Dàn ý Thuyết minh một tác giả văn học: nhà thơ Nguyễn Trãi
Khái quát về Tác giả Nguyễn Du
1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (740 – 1778), con gái một người làm chức Câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.
Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.
Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.
2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du.
• Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơi ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.
Đặc điểm nghệ thuật: Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc. Thơ chữ Hán của ông ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt phải nói đến tài năng nghệ thuật của nhà thơ trong các sáng tác bằng chữ Nôm. Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.
Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Du mẫu 1
Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Du.
- Nguyễn Du nổi tiếng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa mà cả thế giới biết đến.
- Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cùng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.
Thân bài
Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du
- Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.
- Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.
- Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.
- Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
- Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
- Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.
- Được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
Kết bài
- Nguyễn Du là một trong những thi sĩ góp công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Ông xứng đáng là đại thi hào tài hoa trong nền văn học nước nhà.
Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Du mẫu 2
1. Mở bài
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
2. Thân bài
a) Giới thiệu về Nguyễn Du:
- Cuộc đời:
+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.
+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:
+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ".
+ Nội dung:
- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
+ Nghệ thuật:
- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển.
- Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
b) Giới thiệu về "Truyện Kiều"
- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
- Nguồn gốc: "Truyện Kiều" được sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã "hoán cốt đoạt thai" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho Truyện Kiều" những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
- Thể loại: truyện Nôm bác học.
- Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.
- Giá trị tư tưởng:
+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.
+ Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền.
+ Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con người.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật tự sự mới mẻ.
+ Thể loại.
+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, ...
+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.
3. Kết bài
- Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.
Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Du mẫu 3
I. Mở bài: Giới thiệu sơ qua về Nguyễn Du
II. Thân bài:
1. Tiểu sử của Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh)
- Ông sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình danh giá, tổ tiên của ông rất nổi tiếng
- Ông thi đỗ nhiều kì thi và được nhiều người nể phục.
- Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, ông rơi vào cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ hơn 10 năm.
2. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du:
- Tác phẩm chữ Hán:
Thanh Hiên thi tập
Nam trung tạp ngâm
Bắc hành tạp lục
Độc Tiểu Thanh ký
- Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu:
Đoạn trường tân thanh
Văn chiêu hồn
Thác lời trai phường nón
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ
- Con người Nguyễn Du:
Tấm lòng nhân đạo thể hiện qua các tác phẩm
Có sự đồng cảm sâu sắc với người phụ nữ xưa
Yêu thương con người và thả hồn vào tác phẩm của mình
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về tác giả Nguyễn Du
Ông là một nhà văn có tấm lòng nhân đạo, qua các tác phẩm của ông ta có thể cảm nhận được điều ấy.
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du
1. Yêu cầu của đề bài
- Về nội dung: Đề bài yêu cầu thuyết minh về một tác gia và một tác phẩm nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam – Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Trước hết, chúng ta cần nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du. Sau đó, chúng ta thuyết minh kiệt tác “Truyện Kiều” trên các phương diện: nguồn gốc, thể loại, tóm tắt, giá trị tư tưởng và nghệ thuật,…
- Về cách thức làm bài: Chúng ta vận dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh như: phương pháp định nghĩa, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh,… Về kết cấu, bài văn nên được kết cấu theo trình tự logic: lần lượt thuyết minh về nhân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du, nguồn gốc , thể loại, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”. Chúng ta nên kết hợp thuyết minh và biểu cảm để bài văn thêm sinh động.
2. Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc , là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Thân bài
a) Giới thiệu về tác gia Nguyễn Du:
Cuộc đời:
+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).
+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.
+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.
+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:
+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
+ Nội dung:
- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
+ Nghệ thuật:
- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
- Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
b) Giới thiệu về “Truyện Kiều”
- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
- Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
-Thể loại: truyện Nôm bác học.
Kết bài
- Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.
-----------------------------
VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Thuyết minh về một tác giả văn học: Nguyễn Du. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp nội dung khái quát về tác giả Nguyễn Du, 2 bài dàn ý thuyết minh và bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Du... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Học tốt Ngữ văn 10, Đề thi học kì 1 lớp 10, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.