Dàn ý Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 cho học sinh lớp 6, 7, 8

Dàn ý Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 giúp các em học sinh nắm được các ý chính cũng như cách triển khai để viết một bài văn viết thư UPU năm 2022. Mời các em học sinh tham khảo.

Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 51 (năm 2021) với chủ đề: “Chủ đề Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu.

Chủ đề này khơi gợi để học sinh đưa ra được các ý tưởng cũng như mong muốn nhằm đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái đất. Đây cũng là vấn đề nổi cộm trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP26 vừa diễn ra hồi đầu tháng 11.

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi làm bài văn viết thư này.

Dàn ý viết thư UPU lần thứ 51

Phần nội dung bức thư

1. Dẫn dắt nêu mục đích, lý do hay thời gian, hoàn cảnh em viết bức thư này. Gợi ý: đã lâu chưa được gặp gỡ, muốn gửi gắm thông điệp nào đó, muốn chia sẻ những thông tin đặc biệt…

2. Nội dung chính của bức thư: chia sẻ lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu:

- Nêu những thông tin cơ bản mà em biết về vấn đề biến đổi khí hậu:

+ Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

+ Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người: Việc chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp. Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm, và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân…

+ Hậu quả: Thế giới tự nhiên sẽ bị hủy hoại nếu trái đất tiếp tục ấm lên, và do đó, các hệ sinh thái trên đất liền và đại dương ít có khả năng giúp chúng ta giải quyết thách thức về khí hậu. Lần đầu tiên, UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường; trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương.

- Tình hình biến đổi khí hậu ở nước ta: Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu thậm chí còn diễn biến nhanh hơn so với dự kiến và gây ra hậu quả nặng nề: Ví dụ: Năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD…

- Những mong muốn đối với người nhận thư về cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu (mong người nhận thư nên hoặc không nên làm gì để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu: thu gom rác thải và xử lý đúng quy trình, phát động phong trào sáng tác bảo vệ môi trường…)

- Lợi ích của những hành động của con người trong việc chống lại khủng hoảng khí hậu.

- Thể hiện niềm tin vào tương lai: hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những mặt tích cực của biến đổi khí hậu…

- Tình cảm của em dành cho người nhận thư.

3. Phần cuối bức thư - Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật.

Bài mẫu Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 51

Đánh giá bài viết
83 19.363
Sắp xếp theo

    Viết thư UPU lần thứ 53

    Xem thêm