Đáp án tự luận Module 8 THCS

Đáp án Module 8 THCS tự luận

Tài liệu Dành cho Giáo viên về Gợi ý Đáp án Module 8 THCS phần tự luận bao gồm đáp án các phần nội dung 1, nội dung 2, nội dung 3 của chương trình tổng thể Module 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS.

Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS

Học viên:………………………

Gv: ……………………………

Đơn vị: Trường THCS………

Nội dung 1: Hoạt động 1

Câu 1: Kể tên 3 đặc điểm cơ bản của học sinh lứa tuổi THCS?

3 đặc điểm cơ bản của học sinh lứa tuổi THCS:

  • Là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ ở " ngã 3 đường" trong sự phát triển.
  • Thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong mối thiết lập quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng.
  • Trong suốt thời kỳ tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành.

Câu 2: Hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU.

Nội dung 1: Hoạt động 5

Câu 1: Kể tên những lực lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường THCS?

Các lực lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường THCS gồm:

  • Ban giám hiệu nhà trường.
  • Giáo viên chủ nhiệm
  • Giáo viên bộ môn
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
  • Đội TNTP Hồ Chí Minh
  • Các Đoàn thể trong nhà trường
  • Gia đình
  • Các tổ chức chính quyền và các Đoàn thể của Địa phương

Nội dung 1: Hoạt động 6

Câu 1: GVCN có một vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, giữa học sinh với GV bộ môn và là sợi dây liên kết không thể thiếu giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

  • GVCN phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh từng học sinh trong lớp ngay từ đầu năm học
  • GVCN phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nhiệt tình và gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường.
  • Kết hợp với Hội cha mẹ của lớp lập ra quỹ dùng để khen thưởng cho cá nhân HS, cho tập thể tổ có phong trào thi đua học tốt trong các đợt thi đua chào mừng
  • GVCN phối hợp chặt chẽ với GV bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình HS của lớp. GVCN phải thường xuyên theo dõi kết quả học tập và đạo đức của các em qua sổ điểm, sổ đầu bài, trực tiếp qua giáo viên dạy từng môn để nắm bắt kịp thời năng lực của HS
  • GVCN thông tin kịp thời cho gia đình học sinh: hiện tượng bỏ giờ, nghỉ học không lí do, vi phạm điều cấm … để có biện pháp giải quyết phù hợp.
  • Bên cạnh việc dạy kiến thức cho HS, GVCN cũng như GV bộ môn cần quan tâm đến dạy kĩ năng sống, rèn luyện đạo đức, tư cách, phẩm chất cho các em
  • Để làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN cũng như GV bộ môn cần có tấm lòng chân thành, bao dung, sự nhiệt tình, chu đáo, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm cao, là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Nội dung 2: Hoạt động 7

Câu 1: Những nội dung phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS:

  1. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để giáo dục ý thức, thái độ và hành vi đối với bản thân cho học sinh
  2. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ và hành vi trong quan hệ đối với người khác cho học sinh
  3. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước và môi trường tự nhiên cho học sinh
  4. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở
  5. Phối hợp giữa giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh
  6. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ, hành vi tham gia mạng xã hội, tham gia giao thông, phòng chống dịch bệnh cho học sinh

Câu 2: KHÔNG CÓ CÂU HỎI

Nội dung 2: Hoạt động 9

Câu 1: * Xác định chủ đề và nội dung chủ đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THCS cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chủ đề giáo dục phải phù hợp mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cấp THCS;
  • Mục tiêu chủ đề phải hướng đến hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức, lối sống chứa đựng trong chủ đề;
  • Nội dung chủ đề cần chuyển hóa được mục tiêu của chủ đề đồng thời thể hiện được những hoạt động/nội dung công việc cụ thể học sinh cần thực hiện. Quá trình thực hiện nội dung chủ đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THCS cần thể hiện sự tham gia của nhà trường (giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy môn học, các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường), gia đình (cha mẹ học sinh), xã hội (đại diện cơ quan, ban, ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, …).

Dựa trên nội dung những giá trị đạo đức, lối sống cần hình thành cho học sinh THCS về những giá trị lịch sử dân tộc, giá trị văn hóa, về giáo dục giao tiếp ngôn ngữ được quy định trong nội dung chương trình HĐTN, kiến thức môn học, … thiết kế một số chủ đề thể hiện nội dung phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Câu 2: Chủ đề: Về truyền Thống gia đình, quê hương

Nội dung 3: Hoạt động 10

Câu 1: * Những căn cứ thực tiễn khi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa thầy/cô và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường đang công tác

- Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; Chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; Thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ”.

- Gia đình: Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; Tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; Người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Xã hội:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân: Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; Tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học; Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận: Động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

Nội dung 3: Hoạt động 15

Câu 1: “Thiết lập và duy trì kênh thông tin giữa giáo viên và gia đình học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự THƯỜNG XUYÊN giữa phụ huynh học sinh và giáo viên trong công tác giáo dục học sinh”.

Nội dung 3: Hoạt động 16

Câu 1: Những nội dung thông tin trao đổi thông tin giữa giáo viên và gia đình học sinh:

  • Tình hình học tập của học sinh trên lớp. ở trường.
  • Những biểu hiện, dấu hiệu vi phạm nội quy nhà trường, lớp ( nếu có)
  • Điểm mạnh, điểm yếu trong học tập, trong các hoạt động giáo dục

Câu 2: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm được những thông tin về gia đình của học sinh ở lớp chủ nhiệm, cụ thể: Trao đổi thường xuyên, cập nhật thông tin 2 chiều giữa Gv và Gia đình học sinh.

Trên đây là Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS. Ngoài Module 8 THCS file Word, VnDoc.com đã đăng tải nhiều tài liệu Đáp án Module 8 khác như:

Đánh giá bài viết
3 878
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm