Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi dựa vào nội dung Sự điện phân - Sự ăn mòn.

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

A. Sn

B. Zn

C. Cu

D. Pb

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại bằng Zn, vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe, Zn sẽ bị ăn mòn thay cho Fe (phương pháp điện hóa).

Do đó sử dụng Zn gắn vào vỏ tàu để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (hợp kim của Fe). Kẽm sẽ bị nước biển ăn mòn thay cho thép.

Đáp án B

Chống ăn mòn kim loại

1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

Phương pháp đầu tiên để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn là sử dụng các chất bền với môi trường để phủ lên bề mặt kim loại. Các chất này có thể bao gồm dầu mỡ, sơn, mạ, và tráng men. Một phương pháp bảo vệ bề mặt khác là sử dụng các hợp kim chống gỉ, các hợp kim này có khả năng kháng được các tác nhân ăn mòn.

Phương pháp thứ hai để chống ăn mòn kim loại là sử dụng phương pháp điện hóa. Điện hóa là phương pháp sử dụng kim loại bền và có tính khử mạnh hơn gắn vào kim loại cần bảo vệ để làm vật thay thế. Ví dụ, để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép (thành phần chính là Fe), người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, trong khi các lá Zn là cực âm. Zn là một loại kim loại hi sinh nên sẽ bị ăn mòn. Sau một thời gian nhất định, người ta thay những lá Zn bị ăn mòn bằng những lá Zn khác.

2. Phương pháp điện hóa

Dùng kim loại mạnh hơn kim loại ở cực âm không tác dụng với nước gắn vào vật bị ăn mòn phần chìm trong dung dịch điện li.

Ví dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm.

Ở anot (cực âm): Zn bị oxi hóa Zn → Zn2+ + 2e

Ở catot (cực dương): O2 bị khử 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Các tàu biển có vở ngoài là thép dễ bị ăn mòn bởi nước biển, môi trường xung quanh không khí. Để hạn chế quá trình ăn mòn, cũng như bả vệ phần vỏ thép đó. Người ta còn gắn vào vở tàu tấm kim loại là

A. thiếc

B. đồng

C. chì

D. kẽm

Xem đáp án
Đáp án D

Các tàu biển có vở ngoài là thép dễ bị ăn mòn bởi nước biển, môi trường xung quanh không khí. Để hạn chế quá trình ăn mòn, cũng như bả vệ phần vỏ thép đó. Người ta còn gắn vào vở tàu tấm kim loại là kẽm

Câu 2. Vỏ tàu biển được làm bằng thép do đó để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây tối ưu nhất

A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.

B. Dùng phương pháp điện hóa.

C. Dùng hợp kim chống gỉ.

D. Sơn phủ 1 lớp sơn bên ngoài vỏ tàu.

Xem đáp án
Đáp án B

Dùng phương pháp điện hóa bằng cách dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn Fe gắn vào vỏ tàu (phần chìm trong nước biển), khi đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa trước Fe

Câu 3. Dùng kim loại nào sau đây để gắn vào vỏ tàu biển được làm bằng thép, khoảng phần chìm trong nước biển để bảo vệ vỏ tàu?

A. Kẽm.

B. Thiếc

C. Niken.

D. Đồng

Xem đáp án
Đáp án A

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (hợp kim của Fe), dùng kim loại Zn gắn vào vỏ tàu biển. Kẽm sẽ bị nước biển ăn mòn thay cho thép.

Câu 4. Ăn mòn điện hóa là

A. sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện

B. sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

C. kim loại có phản ứng hóa học trực tiếp với các chất ở môi trường xung quanh.

D. sự phá hủy kim loại do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện

Xem đáp án
Đáp án A

Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện

Câu 5. Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. Na2SO4.

B. FeSO4.

C. NaOH.

D. MgSO4.

Xem đáp án
Đáp án B

Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2 (1)

Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

X là dung dịch muối của kim loại có tính khử yếu hơn Zn

dung dịch cần dùng là FeSO4

Câu 6. Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên?

A. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.

B. Ở cực dương xảy ra phản ứng khử

C. Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá.

D. Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.

Xem đáp án
Đáp án A

Lá Zn và Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dung dịch H2SO4

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Quá trình xảy ra tại các điện cực :

Lá Cu – cực (+)

2H+ + 2e → H2

lá Zn – cực (-)

Zn → Zn2++2e

Câu 7. Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Xem đáp án
Đáp án A

+) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

→ không tạo thành 2 điện cực mới → không xảy ra ăn mòn điện hóa

+) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

→ Ag sinh ra bám vào thanh Cu, hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
Đánh giá bài viết
18 75.592
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm