Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10 năm học 2017 - 2018

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10 năm học 2017 - 2018, nội dung tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10 năm 2018

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1**. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm công nghiệp?

A. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn.

B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

C. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.

D. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỷ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Câu 2*. Cách phân loại công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là dựa vào

A. Công dụng kinh tế của sản phẩm.

B. Trình độ khoa học - kĩ thuật.

C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động.

D. Trình độ công nghệ.

Câu 3**. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành 2 nhóm chính là

A. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

C. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn.

Câu 4***. Nhân tố nào chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp?

A. Đất, rừng, biển.

B. Khí hậu, nguồn nước.

C. Vị trí địa lí.

D. Khoáng sản.

Câu 5***. Nguồn nước là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp nào?

A. Cơ khí, điện tử- tin học.

B. Luyện kim, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, oto.

D. Chế biến thực phẩm, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ, giấy.

Câu 6. Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

A. Điện tử- tin học.

B. Sành sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng.

C. Xenlulo, giấy, hóa chất, phân bón.

D. Dệt- may, da- giày, chế biến thực phẩm.

Câu 7. Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

A. Kĩ thuật, điện tử - tin học.

B. Sành, sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng.

C. Xxenlulo, giấy, hóa chất, phân bón.

D. Dệt – may, da – giày, chế biến thực phẩm.

Câu 8. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp nào?

A. Kĩ thuật điện, điện tử - tin học, có khí chính xác.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất.

C. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.

D. Luyện kim, in, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, hóa chất.

Câu 9. Nhân tố làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp là?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

C. Thị trường.

D. Đường lối chính sách.

Câu 10. Nhân tố nào tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất?

A. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Đường lối chính sách.

D. Thị trường.

Câu 11. Nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng và hướng chuyên môn hóa của sản phẩm công nghiệp?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. Đường lối chính sách.

Câu 12. Nhân tố nào quyết định con đường và quá trình phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. Đường lối chính sách.

Câu 13*. Ngành công nghiệp nào được xem là quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia, là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật?

A. Công nghiệp điện tử- tin học.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 14. Những nước có trữ lượng than lớn là?

A. Canađa, Ấn Độ, Philippin

B. Trung Quốc, Hoa Kì, LB Nga.

C. Braxin, Việt Nam, Trung Quốc.

D. Inđonêxia, LB Nga, Braxin.

Câu 15. Sản lượng khai thác than trên thế giới đạt khoảng?

A. 3 tỷ tấn/năm.

B. 4 tỷ tấn/năm.

C. 5 tỷ tấn/năm.

D. 6 tỷ tấn/năm.

Câu 16. Quốc gia có sản lượng khai thác than nhiều nhất thế giới năm 2001 là

A. Hoa Kì.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. LB Nga.

Câu 17. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới ước tính khoảng

A. 100- 200 tỷ tấn.

B. 200- 300 tỷ tấn.

C. 300- 400 tỷ tấn.

D. 400- 500 tỷ tấn.

Câu 18. Khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới là

A. Trung Đông.

B. Đông Nam Á.

C. Bắc Mỹ.

D. Châu Phi.

Câu 19*. Ngành công nghiệp nào được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp điện tử- tin học.

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Công nghiệp cơ khí.

Câu 20. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học có thể phân thành mấy nhóm?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 21**. Linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,… là sản phẩm nhóm

A. Máy tính.

B. Thiết bị điện tử.

C. Thiết bị viễn thông.

D. Điện tử tiêu dùng.

Câu 22. Quốc gia đứng hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp điện tử- tin học là

A. LB Nga, Ấn Độ, Xingapo.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Braxin, Canađa, Nhật Bản.

D. Pháp, Braxin, Ấn Độ.

Câu 23**. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Dệt- may.

B. Nhựa, sành- sứ- thủy tinh.

C. Da – giày.

D. Bia, rượu.

Câu 24***. Sản phẩm nào sau đây thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Dệt- may, da- giày.

B. Tủ lạnh, máy giặt.

C. Máy tính, tivi.

D. Bia, rượu.

Câu 25**. Công nghiệp dệt- may phát triển có tác dụng thúc đẩy ngành nào phát triển?

A. Công nghiệp năng lượng.

B. Công nghiệp thực phẩm.

C. Nông nghiệp.

D. Công nghiệp điện tử- tin học.

Câu 26**. Các quốc gia có ngành dệt- may phát triển là

A. Braxin, Canađa, Ai Cập.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.

C. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin.

D. Campuchia, Việt Nam, LB Nga.

Câu 27*. Sản lượng điện trên thế giới chủ yếu được sản xuất từ

A. Thủy điện.

B. Nhiệt điện.

C. Điện hạt nhân.

D. Năng lượng mới (gió, địa nhiệt,..).

Câu 28. Ngành công nghiệp năng lượng, bao gồm

A. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

B. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp hóa dầu.

C. Khai thác dầu khí, khai thác các nguồn năng lượng mới, công nghiệp điện lực.

D. Khai thác than, công nghiệp điện lực, khai thác các nguồn năng lượng mới.

Câu 29**. Loại than có trữ lượng lớn nhất trên thế giới là

A. Than nâu.

B. Than bùn.

C. Than mỡ.

D. Than đá.

Câu 30***. Nguồn năng lượng chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2000 là

A. Than đá.

B. Củi, gỗ.

C. Dầu khí.

D. Năng lượng nguyên tử, thủy điện.

Câu 31. Đặc điểm kinh tế nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Thời gian xây dựng tương đối ngắn.

B. Thời gian quay vòng vốn nhanh.

C. Thu hút nhiều lao động.

D. Chỉ tập trung ở các nước phát triển.

Câu 32. Trữ lượng than ước tính 13000 tỷ tấn, trong đó 3/4 là

A. Than nâu.

B. Than mỡ.

C. Than bùn.

D. Than đá.

Câu 33. Ý nào không đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?

A. Ít gây ô nhiễm môi trường.

B. Tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

C. Không chiếm diện tích rộng.

D. Yêu cầu nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

Câu 34. Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của hình thức

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 35. Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi là đặc điểm của hình thức

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 36. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 37*. Đặc điểm nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

D. Gồm 1- 2 xí nghiệp nằm gần vùng nguyên- nhiên liệu.

Câu 38*. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung?

A. Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

B. Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân).

C. Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

D. Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Câu 39*. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp?

A. Vùng lãnh thổ rộng lớn.

B. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

C. Tập trung nhiều xí nghiệp, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

D. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

II. PHẦN TỰ LUẬN

- Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp.

- Nêu vai trò, phân bố của công nghiệp điện lực trên thế giới.

- Nêu vai trò, trữ lượng và phân bố của ngành khai thác than trên thế giới.

- Nêu vai trò, trữ lượng và phân bố của ngành khai thác dầu khí trên thế giới.

- Nêu vai trò, phân loại, phân bố của ngành công nghiệp điện tử - tin học.

- Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.

- Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại phát triển rộng rãi ở nhiều nước?

- Trình bày đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

III. PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thép thế giới, giai đoạn 1970- 2003

Năm

1970

1980

1990

2003

Sản lượng (triệu tấn)

594

682

770

870

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình sản xuất thép trên thế giới, giai đoạn 1970- 2003.

b. Nhận xét.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới, thời kì 1940 – 2000 (Đơn vị: %)

Năm

1940

2000

Củi, gỗ

14

5

Than đá

57

20

Dầu khí

26

54

Năng lượng nguyên tử, thủy điện

3

14

Năng lượng mới

0

7

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới, thời kì 1940- 2000.

b. Nhận xét và giải thích.

Bài tập 3. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng khai thác than trên thế giới thời kì 1950 - 2003

Năm

1950

1970

1990

2003

Sản lượng (triệu tấn)

1820

2936

3387

5300

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình khai thác than trên thế giới thời kì 1950 - 2003.

b. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy rút ra những nhận xét cần thiết. Giải thích.

Bài tập 4. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sản xuất điện của Việt Nam năm 2010 (Đơn vị: %)

Loại hình

Tỷ lệ

Nhiệt điện chạy dầu

3,6

Nhiệt điện chạy than

17,9

Nhiệt điện chạy khí đồng hành và tuabin khí

44,5

Thủy điện

27,0

Điện nhập khẩu

5,6

Các loại khác

1,4

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản xuất điện tại Việt Nam năm 2010.

b. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy rút ra những nhận xét cần thiết.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 10 năm học 2017 - 2018. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 3.076
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • jayki Kimchie
    jayki Kimchie

    Đáp án đâu ạ 😞

    Thích Phản hồi 30/03/21

Địa lý lớp 10

Xem thêm