Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 3 Chương trình mới
Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 3
VnDoc.com tổng hợp và giới thiệu đến các thầy cô và các em học sinh Đề cương ôn thi học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 3 Chương trình mới từ Unit 1 đến Unit 10 để các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo khi soạn bài và các em học sinh có thể tự ôn tập bài học ở nhà. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Bài tập tiếng anh lớp 3 (mới) unit 4: How old are you?
Tiếng Anh lớp 3 Unit 1: Hello (Lý thuyết SGK)
1. Khi muốn chào hỏi nhau chúng ta thường sử dụng những từ và cụm từ bên dưới để diễn đạt:
- Hello: sử dụng ở mọi tình huống, mọi đối tượng giao tiếp.
- Hi: sử dụng khi hai bên giao tiếp là bạn bè, người thân. Đây là từ để chào hỏi rất thân mật.
Ngoài các câu chào trên (Hi, Hello), người ta còn dùng Nice to meet you (Rất vui được gặp bạn) để chào, câu này lịch sự hơn hai cách chào trên.
- Good morning: Chào buổi sáng
- Good afternoon: Chào buổi chiều
- Good evening: Chào buổi tối
- Good night!: Chúc ngủ ngon! (Chào khi đi ngủ) hay còn dùng để chào tạm biệt vào buổi tối.
2. Thông thường khi tự giới thiệu về bản thân, ta thường sử dụng mẫu câu bên dưới:
I am + name (tên).
Tên mình là...
Dạng viết tắt: I am —► I'm.
Ex: I am Thao.
Mình tên là Thảo.
3. Trong trường hợp muốn hỏi một ai đó về tình hình sức khỏe khi lâu ngày không gặp, người ta thường sử dụng mẫu câu dưới đây:
Hỏi: How are you?
Bạn có khỏe không?
Đáp: I'm fine./ Fine.
Mình khỏe.
Thank you./ Thanks. And you?
Cảm ơn. Còn bạn thì sao?
"How" có nghĩa là "thế nào, ra sao?", ở đây người ta sử dụng động từ "to be" là "are" bởi vì chủ ngữ thể hiện trong câu là "you".
Thank you = Thanks: có nghĩa là "cảm ơn".
4. Nói và đáp lại lời cảm ơn:
Fine. Thanks.
Khỏe. Cảm ơn.
* Có thể sử dụng "And how are you? " thay vì "And you?".
5. Để chào tạm biệt và đáp lại lời chào tạm biệt ta sử dụng:
- Chào tạm biệt: Goodbye (tiếng Anh của người Anh)
Bye bye (tiếng Anh của người Mỹ)
- Đáp lại lời chào tạm biệt: Bye. See you later.
Tạm biệt. Hẹn gặp lại.
Ngữ pháp - Unit 2: What's your name
1. Hỏi và trả lời về tên
Khi mới lần đầu gặp một ai đó, chúng ta sử dụng mẫu câu bên dưới đây:
Hỏi: What's your name?
Tên của bạn là gì?
"What's là viết tắt của what is".
Trả lời: My name is + (name)./I am + (name).
Tên tôi là....../ Mình tên là ....
2. Tính từ sở hữu ( đại từ tính ngữ)
Tính từ sở hữu được dùng để nói về một cái gì đó thuộc sở hữu của ai hoặc cái gì. Tính từ sở hữu bao giờ cũng đứng trước danh từ và dùng để bổ sung cho danh từ.
Đại từ nhân xưng | Tính từ sở hữu | Nghĩa |
I | My | Của tôi, của mình |
We | Our | Của chúng ta |
You | Your | Của bạn, của các bạn |
He | His | Của cậu ấy |
She | Her | Của cô ấy |
It | Its | Của nó |
They | Their | Của họ |
Cấu trúc:
Tính từ sở hữu + danh từ
Ex: Your book is on the table
Quyển sách của cậu ở trên bàn.
Lưu ý:
- Những từ gạch chân ở ví dụ (Ex) Trên là những danh từ.
- Khi nói đến bộ phận nào trên cơ thể ví dụ như chân, tay, đầu, bụng chúng ta luôn dùng cùng với tính từ sở hữu như: my hands, your head, her feet...
Ex: My hands are cold.
Tay mình lạnh
Ngữ pháp: Unit 3 - This is Tony
1. Giới thiệu một người, vật nào đó
Để giới thiệu một ai đó hay một vật nào đó ta dùng cú pháp sau:
This is + tên người/ vậy được giới thiệu
Ex: This is Lam. Đây là Lâm
This is his car. Đây là xe hơi của anh ấy.
This là đại từ chỉ định, có nghĩa là: này, cái này, đây
This's là viết tắt của This is.
- This: Dùng để chỉ vật ở gần người nói hơn
Ex: This is a book. Đây là quyển sách.
Ngoài this ra, đại từ chỉ định còn có that (đó, cái đó)
That's là viết tắt của That is, có nghĩa "Đó là". .
- That: dùng để chỉ sự vật (người hoặc vật) ở xa người nói.
- ở dạng khẳng định, chúng ta có thể sử dụng cú pháp sau:
That's + a/an + danh từ số ít.
Ex: That's a cat. Đó là một con mèo.
- ở dạng nghi vấn (câu hỏi), chúng ta có thể sử dụng cú pháp
Is that + danh từ số ít?
Danh từ số ít ở phần này chỉ tên người (hoặc vật). Để trả lời cho cú pháp trên, chúng ta dùng:
1) Nếu đúng với vấn đề (tên người) được hỏi thì, đáp:
Yes, it is. Vâng, đúng rồi.
2) Còn nếu không đúng với vấn đề được hỏi thì, trả lời:
No, it isn't. Không, không phải.
Ex: Is that Trinh? Đó là Trinh phải không?
Yes, it is. Vâng, đúng rồi./ No, it isn't. Không, không phải.
Các em cần lưu ý:
- It's là viết tắt của It is.
- It isn't là viết tắt của It is not.
2. Thì hiện tại đơn của động từ "be".
a) Định nghĩa chung về động từ:
- Động từ là từ dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của chủ ngữ (subject).
- Động từ trong tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng, chúng làm vị ngữ (predicate) trong câu.
b) Động từ "TO BE" ở hiện tại:
- ở hiện tại động từ "to be" có 3 hình thức: "am, is" và "are".
- Nghĩa của động từ "to be": là, thì, ở, bị/được (trong câu bị động), đang (ở thì tiếp diễn).
c) Động từ "to be" được chia với các đại từ nhân xưng như sau:
- am: dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ nhất số ít (I)
Ex: I am Hoa. I am a pupil.
Mình là Hoa. Mình là học sinh.
- is: dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít (he, she, it)
Ex: He is a teacher.
Anh ấy là thầy giáo.
She is beautiful.
Cô ấy xinh đẹp
- are: dùng cho các chủ ngữ là ngôi số nhiều (we, you, they)
Ex: We are at school. Are you a pupil?
Chúng tôi ở trường. Bạn là học sinh phải không?