Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa học năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa học
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa học năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 mới lên lớp 12. Tài liệu này giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức sau dịp hè, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới. Chúc các bạn học tốt.
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Lịch sử năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Sinh học năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Lê Xoay tỉnh Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề 132
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, FeO và CuO, trong đó oxi chiếm 16,83% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 4,24m gam muối và 6,72 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là
A. 24,75 B. 25,08 C. 23,65 D. 28,56
Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. But-2-en. B. But-2-in. C. 1,2-đicloetan. D. 2-clopropen.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 4,4. B. 2,2. C. 6,6. D. 8,8.
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 64,8 gam. B. 10,8 gam. C. 43,2 gam. D. 21,6 gam.
Câu 5: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. CaO. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 6: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, CuO, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3, Cu2O. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4
Câu 7: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-. B. K+; Mg2+; OH- và NO3-.
C. K+; Ba2+; Cl- và NO3-. D. Cl-; Na+; Ag+ và NO3-.
Câu 8: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C3H7COOH. D. C2H5COOH.
Câu 9: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 10: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KOH.
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,00. B. 10,00. C. 19,70. D. 1,97.
Câu 12: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. xiclopropan. B. xiclohexan. C. stiren. D. etilen.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 14: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CHOH-CH3. B. CH3-CH2-CH2-OH.
C. CH3-CO-CH3. D. CH3-CH2-CHOH-CH3.
Câu 15: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 11. B. 10. C. 23. D. 22.
Đáp án đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa học
Đáp án mã đề 132
1.A; 2.A; 3.D; 4.A; 5.B; 6.B; 7.C; 8.B; 9.C; 10.D;
11.B; 12.B; 13.B; 14.A; 15.D; 16.D; 17.B; 18.S; 19.A; 20.D;
21.A; 22.A; 23.B; 24.C; 25.A; 26.C; 27.D; 28.D; 29.D; 30.B;
31.C; 32.A; 33.D; 34.A; 35.C; 36.C; 37.B; 38.C; 39.C; 40.D;
41.D; 42.D; 43.C; 44.A; 45.B; 46.B; 47.A; 48.C; 49.D; 50.B