Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2024 (Đề 4)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 4) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.

Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát số 3 tại: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 3)

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thư anh tin ngày về
Cho vầng trăng hẹn mọc
Trong ngần cau hoa thơm
Mây chớm màu tha thiết

Trăng non nghiêng qua rồi
Bom rung vầng trăng khuyết
Xô thuyền trong xa xôi
Giữa gập ghềnh núi biếc

Anh khoác balô về
Ðất trời dồn chật lại
Em tái nhợt niềm vui
Như trăng mọc ban ngày

(trích Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Vầng trăng trong bài thơ được tác giả miêu tả thế nào?

Câu 3 (1đ): Anh/chị cảm nhận được niềm vui gì qua đoạn thơ trên?

Câu 4 (1đ): Qua bài thơ, anh/chị hiểu thế nào về tình cảm của con người trong thời chiến?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về bản chất của thành công.

Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng chính của người chinh phụ trong cảnh đợi chồng.

Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2 (0,5đ):

Vầng trăng được tác giả miêu tả: non nghiêng, bom làm cho vầng trăng khuyết rung chuyển.

Câu 3 (1đ):

Niềm vui qua đoạn thơ trên: đó là ngày nước nhà giành được độc lập tự do, người con trai từ mặt trận trở về thăm người bạn gái và niềm vui ngày hội tụ.

Câu 4 (1đ):

Tình cảm của con người trong thời chiến: dù ở xa nhau nhưng họ luôn hướng về nhau và luôn mong ngày gặp lại. Tình cảm của họ luôn thủy chung, son sắt và chân thành.

II. Làm văn (7đ);

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về bản chất của thành công

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bản chất của thành công.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công là cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, mãn nguyện khi chúng ta nỗ lực và đạt được những mục tiêu do bản thân đặt ra.

b. Phân tích

  • Bản chất của thành công là việc con người nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách bằng chính sức lực của bản thân.
  • Thành công mang đến cho con người không chỉ cảm giác thỏa mãn mà còn là cả những giá trị vật chất, vị trí trong xã hội.
  • Để có được thành công con người phải trải qua nhiều mất mát từ đó rút ra những bài học và lẽ sống để hoàn thiện bản thân.

c. Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện

Có những người hay nản chí, bỏ cuộc giữa chừng khi gặp khó khăn → đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng chính của người chinh phụ trong cảnh đợi chồng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, Trinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

2. Thân bài

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
………………………………………
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”

  • Bàn chân chỉ muốn chôn tại một chỗ để làm cho những cảm xúc kia chìm đắm trong con người ấy.
  • Ngồi trong rèm thưa mà nàng thấy lòng mình buồn vô tận. Người nàng thương nhớ cũng không có ở đấy khiến cho một mình nàng như bị cảm xúc kia dìm xuống → một nỗi buồn thương không thể có ai hiểu được cho nàng.
  • Nàng buồn rằng con chim thước ngày nào cũng không có để nàng hỏi tin về chàng.
  • Trong rèm kia ngọn đèn dường như chứng kiến mọi hoạt động tâm trạng của nàng nhưng đèn cũng chỉ là một vật vô tri vô giác dẫu có biết thì cũng không nói lên được.

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
…………………………………….
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

  • Kể cả cho đèn kia giống như một con người để từ đó cảm nhận được nỗi đau của người thiếu phụ thì cũng không thể nói được hết cái tâm trạng của nàng.
  • Hình ảnh hoa đèn lại như an ủi nàng nó trở thành người bạn để cho thức cũng như tương tư của nàng.

→ Nàng đang cố tìm đến sự đồng cảm.

“Gà eo óc gáy sương năm trống
………………………………..
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”

  • Tiếng gà báo canh nghe ấm áp như thế mà qua sự cảm nhận của người thiếu phụ lại trở thành sự eo óc buồn lạ thường.
  • Cây hòe ngoài kia cũng rủ bóng bốn bên giống như hàng tóc của người con gái vì nhớ thương lẻ loi không thiết tha gì cúi đầu mặc cho mái tóc rũ xuống.
  • Mỗi giờ trôi qua đối với nàng dài tựa một năm.
  • Gượng gạo soi gương và đánh đàn.
  • Nàng không muốn thấy một điềm gở nào và hình ảnh dây loan kia chính là dây hồng tình nghĩa của vợ chồng.

“Lòng này gửi gió đông có tiện
……………………………….
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

  • Nàng mượn gió đông để gửi những tâm tư tình cảm và tấm lòng của mình đến người chồng nơi biên cương cửa ải.
  • Nàng thấy thương nhớ thăm thẳm, nỗi nhớ ngày một xoáy sâu vào trong lòng nàng. Khiến nàng không thể kìm được cảm xúc mà bật lên những tiếng khóc hòa vào những hạt mưa ngoài kia.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 năm 2020 (Đề 4). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đánh giá bài viết
1 416
Sắp xếp theo

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11

    Xem thêm