Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Vật lý lớp 11
Việc ôn tập và củng cố lại kiến thức cũng như kỹ năng giải đề thi sẽ trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi bạn sở hữu tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017.
Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017 (Lần 1)
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: VẬT LÝ - KHỐI: 11 Đề gồm: 30 câu - Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác sẽ lớn nhất khi đặt chúng trong
A. Chất khí. B. Dầu hỏa. C. Nước. D. Không khí.
Câu 2: Cường độ dòng điện được đo bằng
A. Tĩnh điện kế B. Vôn kế C. Công tơ điện. D. Ampe kế
Câu 3: Hai quả cầu kim loại mang điện tích q1 = -2.10-9 C và q2 = 4.10-9 C khi đặt trong không khí cách nhau một khoảng d thì chúng hút nhau bằng lực 4.10-5 N. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra một khoảng d như lúc ban đầu thì chúng sẽ
A. Hút nhau bằng lực 5,0.10-5 N B. Hút nhau bằng lực 0,5.10-5 N
C. Đẩy nhau bằng lực 0,5.10-5 N D. Đẩy nhau bằng lực 5,0.10-5 N
Câu 4: Biểu thức định luật Jun – Lenxơ có dạng
A. Q = R2It B. Q = RIt C. Q = RI2t D. Q = RIt2
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 1,5I B. 3I C. I/3 D. 2I
Câu 6: Ba tụ điện giống hệt nhau, mỗi tụ có điện dung C = 3, được mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ bằng:
A. 3 µF B. 9 µF C. 1 µF D. Một giá trị khác.
Câu 7: Một mạch điện có bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau mắc nối tiếp; mỗi nguồn có suất điện động 3 V; điện trở trong 0,5 Ω và mạch ngoài gồm 3 điện trở R1 = R2 = R3 = 9 Ω mắc song song. Công suất tỏa nhiệt trên R1 là
A. 12 W. B. 36 W. C. 18 W. D. 6 W.
Câu 8: Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện trong mạch tỉ lệ thuận với
A. Điện trở mạch ngoài. B. Suất điện động của nguồn điện.
C. Tổng trở của toàn mạch. D. Điện trở trong của nguồn điện.
Câu 9: Đơn vị của hiệu điện thế là
A. Vôn (V) B. ampe (A) C. niutơn (N) D. fara (F)
Câu 10: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1 = 1,2 A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2 Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2 = 1 A. Giá trị của điện trở R1 bằng
A. 6 Ω B. 7 Ω C. 8 Ω D. 5 Ω
Câu 11: Công của lực điện trường không phụ thuộc vào
A. Độ lớn điện tích dịch chuyển
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn đường.
C. Hình dạng của đường đi.
D. Vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
Câu 12: Dòng điện không đổi là dòng điện:
A. Có chiều không thay đổi.
B. Có cường độ không đổi.
C. Có chiều và cường độ không đổi.
D. Có số hạt mang điện chuyển qua không đổi.
Câu 13: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn bằng nhau và bằng 3000 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. E = 6000 V/m B. E = 0 V/m
C. E = 4242,64 V/m D. E = 2121,32 V/m.
Câu 14: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
A. UMN = - UNM B. UMN = UNM.
C. UMN = 1/UNM D. UMN = 1/UNM
Câu 15: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
B. Dùng pin (hay ác quy) để mắc một mạch điện kín.
C. Không mắc cầu chì cho mạch điện kín.
D. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
Câu 16: Hai điện tích điểm q1 và q2 cùng dấu đặt cách nhau một khoảng r thì lực tương tác giữa chúng là lực
A. Đẩy, có độ lớn F12 = F21 B. Hút, có độ lớn F12 = 2F21
C. Đẩy, có độ lớn F12 = 2F21 D. Hút, có độ lớn F21 = F12
Câu 17: Hai bóng đèn có số ghi lần lượt là Đ1: 120 V – 100 W; Đ2: 120 V – 25 W. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào hiệu điện thế 120 V thì tỷ số công suất P1/P2 là (coi điện trở không thay đổi).
A. P1/P2 = 4 B. P1/P2 = 1/4 C. P1/P2 = 16 D. P1/P2 = 1/16
Câu 18: Cho mạch điện kín, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn điện có điện trở trong bằng 2 Ω, mạch ngoài có điện trở 20 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 90,9% B. 90% C. 98% D. 99%
Câu 19: Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử trung hòa về điện .
B. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
C. Hạt nơ tron nằm trong hạt nhân nên nó mang điện dương
D. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019
Câu 20: Cho mạch điện gồm nguồn điện (E, r) mắc vào mạch ngoài gồm biển trở R. Bỏ qua điện trở của dây nối, r = 1,1 Ω. Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là cực đại?
A. 1,6 Ω B. 1,4 Ω C. 1,1 Ω D. 1,2 Ω
Câu 21: Đơn vị của cường độ điện trường là:
A. J B. N/C C. V D. N
Câu 22: Cho dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn, biết hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
A. 2,4 kJ B. 1200 J C. 24 kJ D. 4000 J
Câu 23: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. Lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). B. Lực hút với độ lớn F = 45 (N).
C. Lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. Lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
Câu 24: Khi ghép n nguồn điện song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của cả bộ nguồn là
A. nE và r/n B. E và r/n C. nE và nr D. E và nr
Câu 25: Cho bộ nguồn gồm 7 pin mắc như hình vẽ, suất điện động và điện trở trong của các pin giống nhau và bằng E0, r0. Ta có thể thay bộ nguồn trên bằng một nguồn có EB và rB là
A. Eb = 7E0; rb = 7r0
B. Eb = 5E0; rb = 7r0
C. Eb = 7E0; rb = 4r0
D. Eb = 5E0; rb = 4r0
Câu 26: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
Câu 27: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 3 V; r1 = 1 Ω; E2 = 6 V; r2 = 1 Ω; cường độ dòng điện qua mỗi nguồn bằng 2 A. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng
A. 2 Ω
B. 2,4 Ω
C. 4,5 Ω
D. 2,5 Ω
Câu 28: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở dây nối biết E1 = 3 V; r1 = r2 = 1 Ω; E2 = 6 V; R = 4 Ω. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R bằng
A. 0,5 V
B. 1 V
C. 2 V
D. 3 V
Câu 29: Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số prôtôn để quả cầu trung hoà về điện?
A. Thiếu 25.1013 electron.
B. Thừa 4.1012 electron.
C. Thừa 25.1012 electron.
D. Thiếu 4.1012 electron.
Câu 30: Công thức tính công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là
A. P = I.t B. P = t/A C. P = A/t D. P = A.t