Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 11
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Phạm Văn Đồng năm học 2015 - 2016 là bài thi ngắn nhằm đánh giá chất lượng của học sinh. Đây là tài liệu ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11 có đáp án đi kèm dành cho các em luyện tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Câu hỏi ôn tập và bài tập môn Địa lý lớp 11
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 11 trường THPT Lê Qúy Đôn năm 2015 - 2016
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD | KIỂM TRA 15' MÔN ĐỊA 11 HỌC KÌ II (2015 – 2016) |
Vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét, giải thích về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2014. (Đơn vị: triệu người)
Năm Nhóm tuổi | 1950 | 1970 | 1997 | 2014 |
Dưới 15 tuổi | 29,4 | 24,8 | 19,3 | 16,3 |
Từ 15 – 64 tuổi | 49,5 | 71,8 | 86,9 | 78,1 |
65 tuổi trở lên | 4,1 | 7,4 | 19,8 | 32,7 |
Tổng số dân | 83,0 | 104,0 | 126,0 | 127,1 |
Đáp án đề kiểm tra 15 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 11
A) Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu miền đạt yêu cầu đúng – đủ - đẹp (5,5 điểm)
- Xử lý số liệu ra %: (0,5 điểm)
- Vẽ biểu đồ: (5,0 điểm)
Năm Nhóm tuổi | 1950 | 1970 | 1997 | 2014 |
Dưới 15 tuổi | 35,4 | 23,9 | 15,3 | 12,8 |
Từ 15 – 64 tuổi | 59,6 | 69,0 | 69,0 | 61,4 |
65 tuổi trở lên | 5,0 | 7,1 | 15,7 | 25,7 |
- Lưu ý: Giản cách năm: 20 – 27 – 17 theo tỉ lệ: gần 1,8 ô – gần 1,6 ô – 1 ô
B) Nhận xét: (2,5 điểm)
- Từ 1950 → 2014: Cả triệu người và % đều:
- Dưới 15 tuổi: giảm liên tục, nhìn chung giảm 13,1 % (0,5 điểm)
- 65 tuổi trở lên: tăng liên tục, nhìn chung tăng 20,7 % (0,5 điểm)
- Từ 15 tuổi - 64 tuổi: tăng giảm không ổn định, nhìn chung là tăng 1,58 lần hay 1,8 % (0,5 điểm)
- Trong từng năm:
- Dưới 15 tuổi: trung bình (1950, 1970), thấp nhất (1997, 2014) (0,5 điểm)
- 65 tuổi trở lên: thấp nhất (1950, 1970), trung bình (1997, 2014) (0,5 điểm)
C) Giải thích: (2,0 điểm)
- Dân số Nhật Bản có xu hướng già hóa (0,5 điểm)
- Do tỉ lệ sinh ngày càng giảm (0,5 điểm), trong khi tuổi thọ ngày càng tăng (0,5 điểm) → Nguy cơ thiếu lao động (0,5 điểm)
→ Để khắc phục: Nhật Bản vừa tăng cường tự động hóa sản xuất công nghiệp (thưởng 0,5 điểm), vừa đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) (thưởng 0,5 điểm)