Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11

Để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh, nội dung tài liệu kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 có đáp án

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 11

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

(Ngày thi 29/3/2018)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

GDP VÀ DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2010

Năm

1985

1995

2004

2010

GDP (tỉ USD)

239,0

697,6

1 649,3

5 880,0

Số dân (triệu người)

1 070

1 211

1 299

1 347

(Nguồn: Tuyển tập 20 năm đề thi Olympic 30/4 - NXB ĐHQG Hà Nội.)

Nhận xét nào sau đây đúng về GDP/người của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010?

A. Dân số của Trung Quốc đang giảm.

B. GDP/người của Trung Quốc giai đoạn 1985-1995 giảm, gần đây tăng nhanh.

C. GDP/người của Trung Quốc tăng không đều.

D. GDP/người của Trung Quốc tăng liên tục.

Câu 2: Nguyên nhân làm cho GDP của LB Nga tăng nhanh kể từ sau năm 2000 là?

A. Thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế.

B. Huy động nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.

C. Có nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao.

D. LB Nga thực hiện nhiều chiến lược kinh tế mới.

Câu 3: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì?

A. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

B. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại

C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

D. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do?

A. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

B. Sự phát triển nhanh của y tế giáo dục.

C. Tiến hành chính sách dân số triệt để.

D. Tâm lí không muốn sinh con nhiều của người dân.

Câu 5: Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

D. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.

Câu 6: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX là?

A. Khai thác dầu mỏ.

B. Khai thác tự nhiên.

C. Sản xuất điện.

D. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.

Câu 7: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:

A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.

B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hóa dầu, hàng không – vũ trụ.

C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học, hàng không vũ trụ.

D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.

Câu 8: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước Nga là?

A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grat.

B. Vôn-ga-grat và Nô-vô-xi-biếc.

C. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

D. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grat.

Câu 9: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là?

A. Nghèo khoáng sản.

B. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.

C. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.

D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nằm cách xa nhau.

Câu 10: Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là?

A. Tài chính và giao thông vận tải.

B. Thương mại và tài chính.

C. Tài chính và du lịch.

D. Thương mại và du lịch.

Câu 11: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở:

A. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

B. Miền Đông.

C. Miền Tây.

D. Men biển.

Câu 12: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là?

A. Ôn đới và cận nhiệt đới.

B. Hàn đới và ôn đới lục địa.

C. Hàn đới và ôn đới hải dương.

D. Ôn đới hải dương và nhiệt đới.

Câu 13: Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 là?

A. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

B. Xung đột và nội chiến kéo dài.

C. Tốc độ tăng dân số giảm và có chỉ số âm.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

Câu 14: Các cây trồng chính của LB Nga là:

A. Lúa gạo, hướng dương.

B. Củ cải đường, lúa gạo.

C. Lúa mì, củ cải đường.

D. Lúa mì, chè.

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư.

B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.

D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh chóng các ngành cần đến khoáng sản.

Câu 16: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Lào.

B. Việt Nam.

C. Thái Lan.

D. Mi-an-ma.

Câu 17: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là?

A. Công nghiệp sản xuất điện tử.

B. Công nghiệp chế tạo máy.

C. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu 18: Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là?

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 19: Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do?

A. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

B. Có nhiều bão, sóng thần.

C. Nằm ở vùng vĩ độ cao.

D. Có diện tích rộng nhất.

Câu 20: Dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc là?

A. Dân tộc Hồi.

B. Dân tộc Hán.

C. Dân tộc Choang.

D. Dân tộc Tạng.

Câu 21: Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: triệu người)

Năm

1991

1995

2000

2005

2010

2015

Số dân

148,3

147,8

145,6

143,0

143,2

144,3

(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí - NXB Giáo dục, năm 2017)

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình tăng dân số của LB Nga qua các năm?

A. Từ năm 1991 đến năm 2005, dân số LB Nga liên tục giảm.

B. Từ năm 1991 đến năm 2005, dân số LB Nga giảm, từ 2005 đến 2015 lại tăng lên.

C. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục giảm.

D. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga giảm 4 triệu người.

Câu 22: Hai loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể của Nhật Bản là?

A. Sắt và mangan.

B. Dầu mỏ và khí đốt.

C. Than và đồng.

D. Bôxít và apatít.

Câu 23: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do?

A. Diện tích đất nông nghiệp ít.

B. Dân số đông nhất thế giới.

C. Năng suất cây lương thực còn thấp.

D. Sản lượng lương thực thấp.

Câu 24: Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là?

A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.

B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.

C. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.

D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.

Câu 25: Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:

A. Lúa gạo, hướng dương, chè.

B. Lúa gạo, bông, mía.

C. Lúa mì, ngô, củ cải đường.

D. Lúa mì, lúa gạo, ngô.

Câu 26: Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là?

A. Hạn chế mở rộng ngoại giao.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

C. Coi trọng thị trường châu Âu và châu Mĩ.

D. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 27: Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm?

A. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

B. Toàn bộ các dãy núi cao đồ sộ.

C. Các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.

D. Vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng lớn.

Câu 28: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp luyện kim màu.

B. Công nghiệp cơ khí.

C. Công nghiệp dệt may.

D. Công nghiệp hóa dầu.

Câu 29: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

A. Hoa Nam.

B. Hoa Trung.

C. Hoa Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 30: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11

Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004?

A. Giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn cao hơn giá trị xuất khẩu

B. Giá trị nhập khẩu của Nhật Bản những năm gần đây có xu hướng giảm.

C. Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản tăng liên tục từ 1990 đến 2004.

D. Giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, ngoại thương Nhật Bản luôn xuất siêu.

Câu 31: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

107,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí - NXB Giáo dục, năm 2017)

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là:

A. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ miền.

Câu 32: Từ những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Có nhiều thiên tai.

B. Khủng hoảng dầu mỏ thế giới.

C. Khủng hoảng tài chính thế giới.

D. Kạn kiệt về tài nguyên khoáng sản.

Câu 33: Đặc điểm nào không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

B. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

D. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

Câu 34: Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là?

A. Ô tô.

B. Tàu biển.

C. Xe gắn máy.

D. Sản phẩm tin học.

Câu 35: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

B. Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Hoa Bắc.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

D. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 36: Vùng Viễn Đông của LB Nga phát triển mạnh ngành?

A. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí, điện tử - tin học.

B. Là vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.

C. Phát triển công nghiệp đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản, chế biến lâm sản.

D. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Câu 37: Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là?

A. Lúa gạo.

B. Ngô.

C. Lúa mì.

D. Dâu tằm.

Câu 38: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản

A. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.

D. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

Câu 39: Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì và phát triển là ngành?

A. Công nghiệp dệt.

B. Công nghiệp chế tạo máy.

C. Công nghiệp đóng tàu biển.

D. Công nghiệp sản xuất điện tử.

Câu 40: Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là?

A. Mất cân bằng trong phân bố dân cư.

B. Làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội.

C. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

D. Tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.

Đáp án Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11

CâuĐáp ánCâuĐáp án
1D21C
2D22C
3B23B
4C24A
5B25C
6D26D
7D27C
8C28C
9A29B
10B30D
11B31D
12A32B
13D33D
14C34B
15B35C
16C36C
17A37A
18A38A
19A39A
20B40C

----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm