Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (phần 3)

Bài tập môn Địa lý lớp 11 bài Khu vực Đông Nam Á (phần 3)

Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (phần 3) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (phần 3) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 5 bài tập trong sách bài tập môn Địa lý lớp 11 bài Khu vực Đông Nam Á (phần 3). Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN, cơ chế hợp tác của các nước ASEAN... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1: Tại sao mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN là hòa bình, ổn định cùng phát triển?

Trả lời:

Mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN là hoà bình, ổn định cùng phát triển vì:

  • Các nước Đông Nam Á tùy thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do thế lực thù định gây lên nên đều hiểu rõ về sự cần thiết phải ổn định để phát triển
  • Về biên giới, biển đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế vẫn còn có sự tranh chấp phức tạp, đòi hỏi phải có sự ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình
  • Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực và thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Bằng hiểu biết của mình, em hãy lấy một ví dụ minh hoạ cho cơ chế hợp tác của các nước ASEAN.

Trả lời:

Một số ví dụ về cơ chế hợp tác của các nước ASEAN là:

  • Thông qua các diễn đàn: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
  • Thông qua các hiệp ước: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc,…
  • Thông qua tổ chức các hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị các bộ trưởng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ADMM+) Hội nghị ASEAN Hà Nội, …
  • Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực: Tổ chức liên hoan văn hoá ASEAN, thể thao ASEAN – SEAGAME, ASEAN FOOD, Học bổng ASEAN, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Xuất sắc ASEAN,…
  • Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”: Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA”, Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA),…
  • Thông qua các dự án,chương trình phát triển: Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), Dự án đường xuyên ASEAN 22, …

Câu 3: Lấy ví dụ để thấy rằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí và còn nhiều bất cập là một trong những thách thức của ASEAN. Theo em, cần phải khắc phục bằng chính sách nào?

Trả lời:

Ví dụ để thấy rằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí và còn nhiều bất cập là một trong những thách thức của ASEAN:

  • Việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây xói mòn đất, gây ra những trận lũ quét, làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá…
  • Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường ⟶ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước. Như Việt Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.
  • Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.

Chính sách khắc phục:

  • Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền
  • Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí
  • Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng…

Câu 4: Nêu những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN.

Trả lời:

Những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN:

a) Cơ hội

  • Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.
  • Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
  • Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

b) Thách thức

  • Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.
  • Nguy cơ mai một nền văn hóa

Câu 5: Chọn ý trả lời đúng

Việt Nam gia nhập ASEAN năm

  1. 1967 B. 1994 C. 1995 D. 1999

Trả lời:

Chọn C. 1995

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (phần 3), mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức một số môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 723
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Địa Lí 11

    Xem thêm