Đề KSCL Lịch sử 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1

Đề KSCL Lịch sử 11 năm 2018 - 2019

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề KSCL Lịch sử 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1. Tài liệu gồm 10 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

Mã đề: 101

KÌ THI KSCL LẦN I NĂM HỌC 2018- 2019

Môn: Lịch sử lớp 11

Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm)

Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Câu 2 (1 điểm)

Mặt tích cực và hạn chế của giáo dục Việt Nam trong các thế kỉ X- XV?

Câu 3 (1 điểm)

Nhận xét về cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.

Câu 4 (1 điểm)

Trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (thế kỉ XVIII), cuộc cách mạng nào diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc? Ý nghĩa của cuộc cách mạng đó?

Câu 5 (1 điểm)

Nguyên nhân thành công của cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản cuối Thế kỉ XIX.

Câu 6 (1 điểm)

Đặc điểm về lãnh đạo, hình thức đấu tranh, kết quả, ý nghĩa của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu 7 (1 điểm)

Tại sao nói cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để ?

Câu 8 (1 điểm)

Vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Câu 9 (1 điểm)

Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Câu 10 (1 điểm)

Âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

Đáp án đề KSCL Lịch sử 11

Mã 101

Câu

Nội dung

Điểm

1

Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến Thế kỉ XV

Các triều đại PK Việt Nam từ TK X đến TK XV: Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ

1.0

2

Mặt tích cực và hạn chế của giáo dục Việt Nam trong các thế kỉ X- XV?

- Tích cực: giáo dục góp phần nâng cao dân trí của nhân dân, bồi dưỡng và đào tạo hàng loạt các trí thức tài giỏi cho đất nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng bảo vệ đất nước

0.5

- Hạn chế: Nội dung giáo dục và thi cử chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

0.5

3

Nhận xét của e về cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.

Những cải cách có tính toàn diện sâu sắc góp phần đưa nhà nước quân chủ đạt mức độ cao và hoàn thiện tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế.

0.5

Tạo ra bộ máy quản lí hành chính chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự thống nhất trong bộ máy quản lí nhà nước quân chủ mới, chứng tỏ nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao.

0.5

4

Trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (thế kỉ XVIII),cuộc cách mạng nào diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc? Ý nghĩa của cuộc cách mạng đó?

* Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

0.5

* Ý nghĩa:

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.

0.25

+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối TK XVIII đầu TK XIX.

0.25

5

Nguyên nhân thành công của cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản cuối Thế kỉ XIX.

+ Được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp Sa-mu-rai.

0.25

+ Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ.

0.25

+ Nhật có đủ những điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội…. để cải cách thành công…

0.25

+ Những cải cách là tiến bộ, đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội Nhật và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

0.25

6

Đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Lãnh đạo: Đại diện giai cấp nông dân, sĩ phu tiến bộ, tư sản...

0.25

- Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách, ...

0.25

- Kết quả: Thất bại hoặc thắng lợi không triệt để

0.25

- Ý nghĩa: phong trào đã tấn công mạnh mẽ vào đế quốc và phong kiến, thể hiện tinh thần dân tộc của nhân dân TQ, để lại bài học cho giai đoạn sau.

0.25

7

Tại sao nói cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để ?

* Là cuộc cách mạng không triệt để vì: không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến

1.0

8

Vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX?

- Khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn trong nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên

0.5

- Tập hợp, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập

0.5

9

Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

* Tính chất; là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa

0.5

* Kết cục:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la. Kinh tế châu Âu bị kiệt quệ…

0.25

- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển lớp trong cục diện chính trị thế giới.

0.25

10

Âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

Dưới danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ, Chính quyền Mĩ đã khống chế, biến khu vực Mĩ La Tinh thành “sân sau” của Mĩ.

1.0

------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 217
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm