Đề minh họa 2022 môn Ngữ văn

Đề minh họa 2022 môn Ngữ văn vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để ôn tập tốt hơn cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi dưới đây.

Đề minh họa 2022 môn Ngữ văn được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Đề thi được tổng hợp nội dung trong chương trình học Ngữ văn lớp 12. Qua đây giúp bạn đọc có thể nắm bắt được nội dung ôn tập cũng như cấu trúc đề thi.

Đáp án Đề minh họa 2022 môn Ngữ văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Đoạn trích được viết theo thể thơ: tự do.

Câu 2:

Theo đoạn tích, những điều sông Hồng đã để lại trước khi về với biển: là bãi mới của sông xanh ngát, là đất đai lấn dần ra biển, là tâm hồn đằm thắm phù sa.

Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn tại: Đề đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.

Câu 3:

Vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam qua hai câu thơ “một con sông rì rào sóng vỗ/trong muôn vàn trang thơ”: sông Hồng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca Việt Nam, góp phần tạo nên nét đẹp, sự phong phú, đa dạng cho thi ca nước nhà.

Câu 4:

Nội dung hai dòng thơ “máu ta mang sắc đỏ sông Hồng/nỗi khổ và niềm vui bất tận” có ý nghĩa: Sông Hồng như một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dòng nước đỏ phù sa của sông Hồng có vai trò quan trọng như dòng máu đỏ chảy trong con người Việt Nam. Sông Hồng như một chứng nhân lịch sử chứng kiến và cùng con người Việt Nam trải qua những niềm vui, nỗi buồn, những đau thương, mất mát để có được nền độc lập, tự do như hiện nay.

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thân đoạn:

- Giải thích: giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.- Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn về đề Nghị luận xã hội này tại: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

- Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ, từ đó tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ.

2. Thân bài

a. Sự ngạc nhiên của cụ khi anh Tràng dắt vợ về

Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.

Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”… “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”

Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ: Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ: bà vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con và bà nghĩ đến chồng, đến con gái lại càng trở nên buồn hơn. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn: Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ. Bà khóc vì thương con không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.

c. Nỗi lo của bà cụ Tứ

Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn này như thế nào. → Khuyên con, khuyên dâu thương nhau, cố gắng vươn lên.

→ Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời.

d. Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ

Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”

Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu. Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.

→ Người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

→ Là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

e. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân

Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo xóm ngụ cư trong nạn đói năm 1945. Qua đó tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói.

Tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng nâng niu khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người: Tràng dù nghèo nhưng vẫn cưu mang cô thị, chậc lưỡi cho qua cái đói khổ trước mắt, cô thị với sức sống mạnh mẽ gạt bỏ lòng tự tọng, tự tôn để theo Tràng và cuối cùng là bà cụ Tứ với tình thương con vô bờ bến, khao khát các con có được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở tình cảm mà tác giả dành cho nhân vật: dù đặt họ, miêu tả họ ở trong hoàn cảnh bần hàn như thế nhưng ông không khinh mạt, hạ thấp họ mà ngược lại, Kim Lân nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của những con người bình thường đó.

Tác phẩm khắc họa những vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, chất phác nhưng cũng rất riêng biệt của con người: anh Tràng thô kệch nhưng tốt bụng hào phóng, cô thị đanh đá chỏng lỏn nhưng lại là một người vợ dịu dàng, chu đáo; bà cụ Tứ với một tình yêu thương con làm lay động lòng người.

3. Kết bài

Khái quát lại những phẩm chất tốt đẹp của bà cụ Tứ, tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân, đồng thời đánh giá về ý nghĩa của truyện ngắn và liên hệ thực tiễn.

---------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề minh họa 2022 môn Ngữ văn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 5.421
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm