Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 1
Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 1 được VnDoc sưu tầm chọn lọc cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo ôn tập các dạng bài luyện từ và câu chuẩn bị cho các kỳ thi trong chương trình học. Mời thầy cô cùng các em tham khảo.
- Bộ đề ôn tập luyện từ và câu lớp 5 có đáp án
- Bài tập luyện từ và câu lớp 5: Đại từ - Đại từ xưng hô
- Luyện từ và câu lớp 5: Luyện tập về từ trái nghĩa
- Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 2
VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Tài liệu học tập lớp 5 để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - ĐỀ 1
Câu 1: Từ nào dưới đây có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”?
A. Đồng hương B. Thần đồng
C. Đồng nghĩa D. Đồng chí
Câu 2: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo - chạy C. Chịu đựng - rèn luyện
B. Luyện tập - rèn luyện D. Đứng - ngồi
Câu 3: Câu nào dưới đây dùng dấu hỏi chưa đúng?
A. Hãy giữ trật tự?
B. Nhà bạn ở đâu?
C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học?
D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị?
Câu 4: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
C. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.
Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
A. Chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân
B. Chỉ kết quả D. Chỉ mục đích
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 7: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?
A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.
C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu.
Câu 8: Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?
A. Công chúa ốm nặng.
B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng.
D. Hoàng hậu suy tư.
Câu 9: Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Tính từ
C. Động từ D. Đại từ
Câu 10: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa
B. Đó là hai từ đồng nghĩa
C. Đó là hai từ đồng âm
D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 11: Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển
B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển
C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển
D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển
Câu 12: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa
C. So sánh và nhân hóa D. Điệp từ
Câu 13: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả?
A. Lép Tôn - xtôI C. Lép tôn xtôi
B. Lép tôn - xtôi D. Lép Tôn - Xtôi
Câu 14: Từ tính tình thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ
Câu 15: Trung hậu có nghĩa là gì?
A. Một lòng một dạ vì việc nghĩa.
B. Trước sau như một, không có gì lay chuyển nổi.
C. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
D. Thật thà với mọi người xung quanh.
Câu 16. Trong câu nào dưới đây từ “xuân” được dùng với nghĩa gốc, gạch một gạch dưới từ đó.
A. Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
B. Mùa xuân là tết trồng cây.
C. Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Câu 17: Từ đồng nghĩa với vui sướng:
A. Hối hả B. Phấn khởi
C. Sôi nổi D. Nhộn nhịp
Câu 18: Từ nào không cùng nhóm với từ còn lại
A. Bảo tồn. B. Bảo quản. C. Bảo vệ. D. Bảo ban.
Câu 19: Dòng nào dưới đây có tác dụng đồng nghĩa với từ “hòa bình ”?
A. Thanh bình, thái bình, bình yên.
B. Bình yên, lặng yên, thanh bình.
C. Bình thản, thái bình, yên tĩnh, hiền hòa.
Câu 20. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy.
A. Mỏng manh, vòng vèo, kẽo kẹt, tiếp tục.
B. Mỏng manh, nặng nề, kẽo kẹt, thiu thiu.
C. Nặng nề, ngột ngạt, vắng ngắt, vơ vội.
-----------------
Ngoài Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 1, VnDoc.com mời các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất luôn được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.