Từ đa nghĩa trang 30 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Từ đa nghĩa lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc nghĩa của từ “mũi” và thực hiện yêu cầu:
mũi | 1 Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi. Mũi dọc dừa. |
2 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật. Mũi thuyền. | |
3 Mỏm đất nhô ra biển. Mũi Cà Mau. [...] |
a. Từ “mũi” được trình bày mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
b. Nghĩa nào của từ “mũi" được trình bày đầu tiên?
c. Các nghĩa 2 và 3 có điểm nào giống với nghĩa 1
Trả lời:
a) Từ “mũi” được trình bày 3 nghĩa. Đó là các nghĩa như sau:
- Nghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi
- Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật
- Nghĩa 3: mỏm đất nhô ra biển
b) Nghĩa "bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi" được trình bày đầu tiên
c) Nghĩa 2 và 3 giống nghĩa 1 ở đặc điểm: đều chỉ sự vật nhô ra ở phía trước
Câu 2 trang 31 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc các đoạn thơ sau và cho biết từ in đậm trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. Nay cháu về nhà mới Đoàn Thị Lam Luyền Nơi con tàu chào mặt đất Quang Huy Đường chiều nay bạn mở Phạm Quốc Ca | b. Không có chân có cánh Xuân Quỳnh Mặt trời vừa lên tỏ Trần Hữu Thung Ngọn lửa tự đâu ra Vũ Quần Phương |
Trả lời:
- Đoạn thơ a:
- Từ "cửa" trong đoạn thơ thứ nhất được dùng với nghĩa gốc
- Từ "cửa" trong đoạn thơ thứ 2 và 3 được dùng với nghĩa chuyển
- Đoạn thơ b:
- Từ "ngọn" trong đoạn thơ thứ nhất và 3 được dùng với nghĩa chuyển
- Từ "ngọn" trong đoạn thơ thứ 2 được dùng với nghĩa gốc
Câu 3 trang 31 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ sau:
a. Lá:
- Bộ phận của cây, thường mọc ở cảnh hay thân, thường có hình dẹt, màu lục.
- Chỉ những sự vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
b. Đầu:
- Phần trên củng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
- Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.
Trả lời:
HS tham khảo các câu sau:
a) Lá:
- Câu sử dụng từ lá với nghĩa gốc:
- Vào thu, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp.
- Những chiếc lá của cây xấu hổ tự động cụp vào nếu có ai đó chạm vào nó.
- Câu sử dụng từ lá với nghĩa chuyển:
- Sau nhiều ngày mong chờ, lá thư của chú Tiến ở Sài Gòn đã đến được tay người nhận.
- Vụ tai nạn khiến anh ta bị thương ở lá lách, phải vào viện cấp cứu ngay.
b) Đầu:
- Câu sử dụng từ đầu với nghĩa gốc:
- Mỗi khi trở trời, ông nội em lại nhức đầu do vết thương từ hồi chiến tranh.
- Khi tham gia giao thông, mọi người đều đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu của mình.
- Câu sử dụng từ đầu với nghĩa chuyển:
- Đầu tàu hỏa có một ống khói lớn, thả ra từng đợt khói trắng như điếu thuốc của người khổng lồ.
- Trên đầu giường, anh ta đặt một chiếc đèn ngủ nhỏ để tiện sử dụng nếu cần xuống giường vào giữa đêm.
Bài tập về Từ đa nghĩa lớp 5 Có đáp án
>> HS tải và làm các bài tập Tự luận về từ đa nghĩa tại đây Luyện tập về Từ đa nghĩa