Theo chân Bác lớp 5 trang 109 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 5 trang 109 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Theo chân Bác
Nói 1-2 câu về sự kiện lịch sử gắn với các thông tin sau:
Trả lời:
Các thông tin trên gắn với sự kiện: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Đọc bài thơ Theo chân Bác
Theo chân Bác
(Trích)
Hôm nay sáng mồng hai tháng Chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tìm chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Người đọc Tuyên ngôn... Rồi chợt hỏi:
“Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muốn triệu một lời đáp: "Có!"
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ,
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
Trời bỗng xanh hơn, nắng chói loà
Ta nhìn lên Bắc, Bác nhìn ta
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
Tố Hữu
C. Trả lời câu hỏi bài Theo chân Bác
Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khung cảnh quảng trường Ba Đình vào buổi sáng mồng hai tháng Chín được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Khung cảnh quảng trường Ba Đình vào buổi sáng mồng hai tháng Chín được miêu tả như sau:
Cảnh vật | Con người |
|
|
Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Lời nói và việc làm của Bác Hồ ở khổ thơ 2 và 3 gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Trả lời:
Lời nói và việc làm của Bác Hồ ở khổ thơ 2 và 3 gợi lên trong em hình ảnh Bác Hồ vừa thân thuộc, bình dị vừa to lớn, vĩ đại. Đồng thời khắc họa tình yêu thương nhân dân, đất nước nồng ấm, bao la của Bác
Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tình cảm của Nhân dân dành cho Bác Hồ được thể hiện qua những dòng thơ nào?
Trả lời:
Tình cảm của Nhân dân dành cho Bác Hồ được thể hiện qua những dòng thơ sau:
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Cả muốn triệu một lời đáp: "Có!"
Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ,
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
Câu 4 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Trả lời:
Ý nghĩa của bài thơ là: Ca ngợi nền độc lập và niềm tự hào dân tộc, cùng tình cảm thiêng liêng mà nhân dân dành cho Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và tình cảm của Bác dành cho nhân dân cả nước
D. Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Khúc ca hoà bình
(a) Tìm đọc bản tin hoặc bài viết:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang tri Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bản tin hoặc bài viết đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Cấu tạo của bản tin:
- ?
d. Thi “Bình luận viên nhí": Đọc và bình luận 2 – 3 câu về bản tin hoặc bài viết.
e. Ghi chép tóm tắt về một bản tin hoặc bài viết được bạn chia sẻ.
Trả lời:
Mẫu:
a) HS tham khảo bài viết về một hành động vì hòa bình: Chuyến thăm hữu nghị giữa các nước:
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô Hiệu trưởng mời đoàn vào thăm một lớp. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”. “Em là Giét-xi-ca.”,…Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài Kìa con bướm vàng bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,… Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt: “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên In-tơ-nét. Các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “Học sinh Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”, “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”
Đã đến lúc chia tay. Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.
Theo Quỳnh Phương
b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách như sau:
- Tên bản tin hoặc bài viết: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
- Tác giả: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
- Câu chủ đề: Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học.
- Thông tin chính: Kể về chuyến thăm mang đậm tinh thần hữu nghị, đoàn kết và quan tâm của đoàn đại biểu đến từ Việt Nam với các em học sinh tại một ngôi trường ở Lúc-xăm-bua
c, d, e) HS thực hành trao đổi ở lớp dựa trên các nội dung đã ghi ở mục a và b.