Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sử dụng từ điển trang 39 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Sử dụng từ điển lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa

  1. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ
  2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra
  3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp

Lưu ý:

  • Các nghãi của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ.
  • Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3... là nghĩa chuyển
  • Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn

Ví dụ:

kết

  1. Đan, bện. Cổng chào kết bằng lá dừa.
  2. Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau. Chiếc bè được kết từ những cây nứa già.
  3. Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết. Kết bạn.
  4. Dính bết vào nhau. Nhựa cây kết đặc lại.
  5. Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ. Đơm hoa kết quả
  1. Trong ví dụ, từ “kết" được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
  2. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.

Trả lời:

a) Trong ví dụ:

- Từ “kết" được trình bày 5 nghĩa

- Nghĩa 1: đan, bện là nghĩa gốc

- Các nghĩa chuyển là:

  • Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau
  • Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết.
  • Dính bết vào nhau
  • Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ.

b) HS tham khảo các câu sau:

- Câu sử dụng từ "kết" theo nghĩa gốc:

  • Người thợ khéo léo kết một vòng hoa lớn từ những cành hoa nhỏ bé.

- Câu sử dụng từ "kết" theo nghĩa chuyển:

  • Sau hơn mười phút, phần bột bánh đã kết tủa.
  • Cây ổi đã kết hoa, chẳng mấy mà có mùa quả chín.

Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

a.

  • Mắt em bé sáng long lanh.
  • Mắt quả dứa không ăn được.

b.

  • Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len.
  • Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp.
  • Tra từ điền đề tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.
  • Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.

Trả lời:

- Tra từ điền đề tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.:

  • Nghĩa của từ "mắt":
    • mắt 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
    • mắt 2: chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây
  • Nghĩa của từ "cổ"
    • cổ 1: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân
    • cổ 2: bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay

- Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu:

  • Cặp từ "mắt": có điểm chung về hình dáng
  • Cặp từ "cổ": có đặc điểm chung về hình dáng và vị trí

Câu 3 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Thực hiện yêu cầu:

  1. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2-3 nghĩa chuyển của từ "ngọt"
  2. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ngọt" đã tìm được

Trả lời:

a) Các nghĩa của từ "ngọt":

- Nghĩa gốc: có vị như vị của đường, mật

- Nghĩa chuyển:

  1. (lời nói, âm thanh) dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng
  2. ở  mức độ cao, gây cảm giác như tác động êm nhẹ nhưng thấm sâu

b) Gợi ý đặt câu:

  • Nghĩa gốc: Chiếc kẹo này rất ngọt
  • Nghĩa chuyển 1: Cô giáo em có giọng nói ngọt ngào.
  • Nghĩa chuyển 2" Con dao này cắt rất ngọt.

Bài tập về Sử dụng từ điển Có đáp án

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm