Nụ cười mang tên mùa xuân trang 92 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Nụ cười mang tên mùa xuân lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Nụ cười mang tên mùa xuân
Nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười” và chia sẻ với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống:
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui.
Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.
Nhạc: Nga – Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên
Trả lời:
Gợi ý:
Tiếng cười đem đến niềm vui, lan tỏa sự vui vẻ, thoải mái đến mọi người, giúp cho cuộc sống trở nên tươi sáng, dễ chịu hơn
B. Đọc bài Nụ cười mang tên mùa xuân
NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN
Có một ngôi nhà mang tên yêu thương
Góc bếp mẹ chuẩn bị bữa trưa
Bên thềm bà đan áo ấm
Bố vừa đi rẫy về, lưng áo còn ướt đẫm
Đã cất lời dí dỏm:
– Con mèo lười của bố đi đâu?
Có một ngôi trường mang tên niềm vui
Giọng thầy đọc thơ ấm mềm gió núi
Cây mận góc sân mấy mươi năm tuổi
Chắt tiếng reo cười trẻ nhỏ
Mỗi mùa trổ nụ hoa xinh.
Có những nụ cười mang tên mùa xuân
Tươi mới, trong ngần
Nụ cười em lấp lánh từ hiên nhà đến lớp
Nụ cười như chồi non xanh mướt
Dệt từ ngàn vạn tin yêu.
Hoàng Khánh Trang
C. Trả lời câu hỏi bài Nụ cười mang tên mùa xuân
Câu 1 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Những việc làm đó gọi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
Trả lời:
- Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh như sau:
- Mẹ: chuẩn bị bữa trưa
- Bà: đan áo ấm
- Bố: đi rẫy về, lưng ướt đẫm, cất lời dí dỏm
- Những việc làm đó gợi cho em hình ảnh một gia đình ấm áp, hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương. Em rất thích thú và ngưỡng mộ tình cảm gia đình của bạn nhỏ.
Câu 2 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em những cảm xúc gì?
Trả lời:
Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em những cảm xúc: thích thú, yêu mến, say mê, gắn bó và quý mến ngôi trường hơn
Câu 3 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Vì sao những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân?
Trả lời:
Những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân vì: đó là nụ cười của những bạn nhỏ - tương lai của đất nước, những nụ cười khi đến trường ấy sẽ là khởi đầu cho một tương lai tươi sáng phía trước, tựa như mùa xuân là khởi đầu của một năm với nhiều hi vọng mới.
Câu 4 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cách đặt tên mỗi sự vật trong bài thơ có gì thú vị?
Trả lời:
Gợi ý:
Cách đặt tên mỗi sự vật trong bài thơ thú vị ở chỗ:
- Ngôi nhà: đặt tên là "yêu thương"
- Ngôi trường: đặt tên là "niềm vui"
- Nụ cười: đặt tên là "mùa xuân"
→ Các tên gọi đó đều gợi lên cảm xúc tích cực, tươi vui, đẹp đẽ và hạnh phúc cho người nghe
D. Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
(a) Tìm đọc truyện
Gợi ý:
- Về niềm vui trong học tập, lao động:
- Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Ku-rô-y-a-na-gi Tét-su-koo)
- Chuyện một khu vườn nhỏ (Văn Long) (Đọc tại đây)
- Về niềm vui khi được yêu thương:
- Con gái (Đỗ Thị Thu Hiền) (Đọc tại đây)
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Hà Đình Cẩn) (Đọc tại đây)
- Về niềm vui khi làm việc tốt:
- Người gác rừng tí hon (Nguyễn Thị Cẩm Châu) (Đọc tại đây)
- Chuỗi ngọc lam (Phun-tơn O-xlơ, Nguyễn Hiến dịch) (Đọc tại đây)
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Truyện đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- ?
d. Ghi chép lại các sự việc chính và ý nghĩa của một truyện được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.
Trả lời:
Gợi ý:
a) Đọc câu chuyện:
Người gác rừng tí hon
Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
- A lô! Công an huyện đây!
Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
Tên truyện: Người gác rừng tí hon | |
1. Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Châu | 2. Nhân vật:
|
3. Nội dung: Câu chuyện kể về tình yêu rừng và sự can đảm của bạn nhỏ. Vì ba bạn ấy làm nghề gác rừng nên bạn có tình yêu rừng và ý thức bảo vệ rừng rất cao. Khi thấy có lâm tặc, bạn ấy đã tìm cách báo ngay cho công an. Nhờ vậy bọn lâm tặc đã bị bắt. Bạn nhỏ đúng là người gác rừng dũng cảm. | 4. Ý nghĩa: Thông qua hành động dũng cảm và thông minh của bạn nhỏ, tác gải đã gửi gắm bài học về tình yêu và bảo vệ thiên nhiên nói chung và rừng rừng nói riêng bằng khả năng của mình. |
(c), (d), (e) HS thực hành trao đổi với bản ở trên lớp dựa vào nội dung đã ghi trong Nhật kí đọc sách.