Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngôi nhà chung của buôn làng lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động Ngôi nhà chung của buôn làng

Nói với bạn điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Gợi ý các thông tin về nhà rông ở Tây Nguyên:

  • Nằm ở trung tâm làng và là nơi sinh hoạt chung. tổ chức nhiều buổi tụ họp, sự kiện tập thể của buôn làng
  • Trong nhà rông sẽ có một nơi trang trọng để thờ các vật được người dân cho là thần linh trú ngụ (như con dao, hòn đá, sừng trâu…)
  • Nhà rông còn là một bảo tàng lưu giữ các hiện vật truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của buôn làng (như cồng chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ)

B. Đọc Ngôi nhà chung của buôn làng

NGÔI NHÀ CHUNG CỦA BUÔN LÀNG

Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là "nhà rông" hoặc “nhà gươl”, uy nghi toạ lạc ở trung tâm buôn làng.

Nhà rông được xây dựng bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng. Đây là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý,... Đây cũng là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,...

Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn. Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau. Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên.

Xuân Tường tổng hợp

  • Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, Gié-Triêng: tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
  • Rau dớn: một loại cây thuộc họ dương xi, rễ và thân ngắn.

C. Trả lời câu hỏi Ngôi nhà chung của buôn làng

Câu 1 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hai đoạn đầu giới thiệu những gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên?

Trả lời:

Hai đoạn đầu giới thiệu những đặc điểm sau về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên:

  • Tên gọi ("nhà rông" hoặc “nhà gươl")
  • Vị trí (toạ lạc ở trung tâm buôn làng)
  • Nguồn gốc (được xây dựng bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng)
  • Ý nghĩa (Đây là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý,... Đây cũng là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,...)

Câu 2 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên.

Tiếng Việt lớp 5 trang 137 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên:

  • Gia-rai: như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh
  • Ba-na: cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn
  • Cơ-tu: nóc nhà tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau
  • Gié-Triêng: trên cầu thang chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...

Câu 3 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đoạn cuối của bài đọc nói lên điều gì?

Trả lời:

Đoạn cuối bài đọc nói lên ý nghĩa và vai trò quan trọng mãi mãi trường tồn của nhà rông đối với bà con các dân tộc Tây Nguyên.

Câu 4 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn bằng một câu.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm