Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 35 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ
1. Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh Sa Pa.
1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.
Minh Việt
Câu 2 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xếp các đoạn kết bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:
Kết bài không mở rộng | Kết bài mở rộng |
Kết thúc bài viết bằng cách nêu nhận xét, đánh giá chung về cánh hoặc nếu tình cảm, cảm xúc của người tà với cảnh. | Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nếu tình cảm, cảm xúc, viết thêm vào một trong các ý:
|
Trả lời:
Kết bài không mở rộng | Kết bài mở rộng |
Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp. | Quê tôi có câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. |
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. | Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này. |
Câu 3 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Kết bài không mở rộng.
Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
- ?
b. Kết bài mở rộng.
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:
- Về người, vật,... có liên quan.
- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.
- ?
Trả lời:
HS tham khảo các mẫu kết bài hay sau:
Câu 4 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
Trả lời:
HS thực hành trao đổi ở lớp.
Vận dụng: Ghi lại 1-2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em thích trong bài đọc “Tiếng vườn” và lí do em thích.
Trả lời:
Mẫu:
- Em rất thích từ ngữ gợi tả âm thanh "gù gù" trong chi tiết " Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai"
- Bởi vì từ ngữ này giúp lột tả sống động và chân thực của tiếng chim gáy trong khu vườn mùa xuân