Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ông Trạng Nồi trang 60 lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động bài Ông Trạng Nồi

Nêu 1-2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

Tiếng Việt lớp 5 trang 60 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Gợi ý:

  • Hỏi thăm sức khỏe và tặng quà khi hàng xóm bị ốm
  • Chia sẻ với hàng xóm quà quê hoặc quà mua khi đi du lịch
  • Giúp đỡ hàng xóm một số việc khi họ có tổ chức sự kiện quan trọng
  • Chúc mừng, chung vui khi hàng xóm có chuyện tốt

B. Đọc văn bản Ông Trạng Nồi

Ông Trạng Nồi

Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.

Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.

Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:

– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:

– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.

Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.

Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.

Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: "Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:

– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.

Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.

Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam

C. Trả lời câu hỏi bài Ông Trạng Nồi

Câu 1 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như sau:

  • một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi
  • rất thông minh và ham học

Câu 2 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua đồ vật gì? Vì sao?

Trả lời:

  • Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua: một chiếc nồi nhỏ
  • Vì quan trạng muốn tặng cái nồi đó để báo đáp một phần công ơn của người hàng xóm đã cho mình mượn nồi để ăn vét cơm cháy trong suốt mấy tháng ôn thi

Câu 3 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Vì sao người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng?

Trả lời:

Người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng bởi vì: ông vừa thông minh, ham học, giàu ý chí, lại là người có tình có nghĩa, biết ghi nhớ và báo đáp công ơn của người khác từng giúp đỡ mình

Câu 4 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Kể tóm tắt câu chuyện.

Trả lời:

Gợi ý:

Ngày xưa, có một chàng trai nghèo rất thông minh và ham học. Năm đó, nhà vua mở khoa thi, để có thời gian ôn bài, chàng trai tạm dừng việc lên rừng đốn củi. Để có cơm ăn, anh chờ nhà hàng xóm vừa ăn cơm xong thì sang mượn nồi để vét cơm cháy thừa dưới đáy. Nhờ thế, anh có thời gian ôn thi, đỗ Trạng Nguyên trong kì thi năm đó. Khi được nhà vua ban thưởng, anh chỉ xin một chiếc nồi vàng để biếu tặng nhà hàng xóm. Khi được hỏi lí do, anh mới kể về câu chuyện lúc ôn thi của mình. Người dân biết được câu chuyện thì rất cảm phục trước tấm lòng của chàng trai, nên gọi anh là Trạng Nồi.

Câu 5 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Câu chuyện gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? Vì sao?

Trả lời:

Gợi ý:

  • Câu chuyện gợi nhớ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Vì các câu tục ngữ đều nói về tấm lòng biết ơn của con người với những gì đã nhận được, giống như tấm lòng biết ơn và cách báo đáp của Ông Trạng Nồi với hàng xóm của mình

D. Cùng sáng tạo bài Ông Trạng Nồi

Viết 4-5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.

Trả lời:

Gợi ý:

(1) Nhân vật chính của câu chuyện "Ông Trạng Nồi" khiến em rất kính trọng và nể phục. (2) Tuy có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, vất vả, phải làm nghề đốn củi kiếm sống qua ngày, anh vẫn chưa bao giờ chểnh mảng hay có ý định từ bỏ ước mơ thi cử. (3) Trong những ngày tháng khó khăn, anh dựa vào phần cơm dưới đáy nồi của nhà hàng xóm để duy trì cuộc sống. (4) Sự giúp đỡ đó hoàn toàn là vô tình nhưng Tô Tịch vẫn luôn ghi nhớ và báo đáp lại, dù người giúp đỡ anh hoàn toàn không hay biết. (5) Tấm lòng biết ơn, trân trọng người giúp đỡ mình lúc nguy khó đó của Tô Tịch khiến em rất kính nể và lấy làm tấm gương để noi theo.

E. Trắc nghiệm bài Ông Trạng Nồi

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng