Viết bài văn tả người (Bài viết số 1) trang 36 lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 5 trang 36 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1 trang 20, 21.
Lưu ý:
a) Mở bài: Chọn một trong hai cách:
- Mở bài trực tiếp
- Mở bài gián tiếp
b) Thân bài: Tả người thân theo một trình tự hợp lý
- Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người thân
- Khuôn mặt
- Mái tóc
- Dáng đi
- ?
- Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động thể hiện sự gắn bó với em:
- Làm vườn
- Đọc sách
- Nấu cơm
- ?
- Sử dụng từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hoạt động, tinh tình,....
- Sử dụng biện pháp so sánh.
c) Kết bài: Chọn một trong hai cách:
- Kết bài không mở rộng
- Kết bài mở rộng
Trả lời:
HS tham khảo các bài văn mẫu hay sau đây: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
- Tả anh trai của em
- Tả chị gái của em
- Tả ông của em
- Tả bà nội của em
- Tả bà ngoại của em
- Tả người bà của em
- Tả bố của em
- Tả khuôn mặt người mẹ thân yêu của em
- Tả người mẹ yêu quý của em (Phần 1)
- Tả người mẹ yêu quý của em (Phần 2)
- Tả người mẹ yêu quý của em (Phần 3)
- Tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói
Câu 2 trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết.
Trả lời:
HS thực hành đọc, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết.
Vận dụng trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Chia sẻ với người thân một vài thông tin thú vị về cây lộc vừng chín gốc ở Hồ Gươm.
Trả lời:
Gợi ý một số thông tin thú vị về cây lộc vừng chín gốc ở Hồ Gươm (từ bài phỏng vấn bà Tuấn - một người gắn bó với cây lộc vừng này 90 năm qua được thực hiện bởi nhà báo Vũ Loan của báo VOV giao thông):
"Tháng 10 năm 54 giải phóng Hà Nội, đến tháng 10 năm 55 thì trồng cây này để kỷ niệm ngày giải phóng HN nhưng khi mang trên rừng về thì 9 cây này cũng không biết là cây gì nhưng trong đó có cây lộc vừng, cũng là điểm hay của Hà Nội khi trong đó có cây lộc vừng.
Bà lúc bấy giờ đã 21-22 tuổi rồi, bà ra đây nhìn trồng cây này nó không có cái vòng đai này đâu, lúc bấy giờ sơ sài lắm, nó chỉ trồng chụm vào với nhau thôi, khi lớn lên nó toả ra mỗi cây một phía, toả ra nhiều ngả, 9 cây đấy chứ, nó toả ra. nó được 70 năm rồi đấy, lúc bấy giờ ở đây ghế ghiếc không có đâu, thế là trồng ngay ở đây.
Cây này có 1m2 thôi, cô còn hỏi là chắc gì nó đã sống chứ các anh, các anh ấy bảo sống chứ cô, lúc bấy giờ cô còn trẻ lắm, thế mà giờ đã 92 tuổi rồi mà nó mới to được thế này, lúc bấy giờ nó được có hơn 1m thôi mà".
"Có 1 cây có hoa thôi, nó ngả ra hồ, hoa nó rụng xuống hồ luôn. Bây giờ đang mùa rụng lá, để tới tháng 1 nó mới ra lộc mới, hoa mới… Lúc bấy giờ chỗ này đẹp lắm… Lộc vừng tức là nó có ra hoa lộc vừng, nhìn rất là đẹp. Cây 9 gốc này nó ở đây chứ không ở chỗ khác, Hồ Gươm có ý nghĩa với Việt Nam lắm".