Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 44 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Hồ trên núi

Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.

Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.

Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.

Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.

Theo Nguyên Sơn

  • Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng.
  1. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
  2. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
  3. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.

Trả lời

a) Các thời điểm và từ ngữ, hình ảnh tả giả tả hồ T’Nưng là:

  • Sáng sớm: giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng
  • Nắng lên: mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh, pahrn chiếu rõ nét cảnh rừng núi, amay trời
  • Hoàng hôn: ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước; gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn
  • Những ngày nắng đẹp: nước trong, từng đàn cá tung tăng bơi lọi; cây lá xanh ngút ngàn, chim hót líu lo

b) Tác giả sử dụng những giác quan: thị giác (mắt), xúc giác, thính giác (tai)

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài văn là:

  • Hình ảnh so sánh: T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng
  • Hình ảnh nhân hóa: ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say

→ Tác dụng: các hình ảnh so sánh, nahan hóa giúp cảnh vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi và hấp dẫn với người đọc hơn

Câu 2 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nhớ lại một danh lam thắng cảnh và ghi lại những điều em đã quan sát được.

Gợi ý:

a. Em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh... về danh lam thắng cảnh nào?

b. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào thời điểm nào?

  • Một buổi trong ngày.
  • Các thời điểm khác nhau.
  • Một mùa trong năm.
  • ?

c. Em đã quan sát theo trình tự nào?

- Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.

  • Bầu trời
  • Mặt nước
  • Cây cối
  • ?

- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

  • Mùa mưa
  • Mùa khô
  • ?

d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát

e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Gợi ý:

a. Em đã có dịp đến thăm danh lam thắng cảnh: Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) ở Hà Nội

b. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào: buổi sáng mùa đông

c. Em đã quan sát theo trình tự: từ ngoài vào trong (từ chính giữa hồ đến bờ hồ và khu vực xung quanh)

- Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.

  • Bầu trời: cao, xám xịt, không một gợn mây
  • Không khí: lạnh lẽo, hanh khô, gió thổi buốt từng đợt
  • Mặt nước: xanh lơ, phẳng lặng như một mặt gương khổng lồ
  • Cây cối: cây bàng trơ trọi khung xương, cây lộc vừng xanh ngắt
  • Con người: vẫn đi bộ, tập thể dục, nhảy múa, ngắm cảnh thoải mái

d. Em đã sử dụng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác để quan sát

e. Ở mỗi vị trí quan sát, cảnh vật có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Ở lòng hồ: không gian thoáng đãng, gió thổi mạnh, khua tán cây ven hồ reo lao xao
  • Ở ven hồ: dòng người đến tập thể dục, ngồi nói chuyện, ngắm cảnh đông đúc
  • Ở phía ngoài hồ: thành phố đông đúc và nhộn nhịp

Vận dụng: 

  1. Chọn và đặt tên cho 1 – 2 tranh, ảnh về tuổi thơ của em.
  2. Cùng các bạn mở triển lãm “Khung trời tuổi thơ".

Trả lời:

HS thực hành sưu tầm tranh ảnh và mở triển lãm ở lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm