Bài ca Trái Đất trang 93 lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 5 trang 93 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Khởi động bài Bài ca Trái Đất
Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát tranh sau:
Trả lời:
Mẫu:
Trong bức tranh, các bạn nhỏ có màu da, màu tóc khác nhau nhưng vẫn vui vẻ khoác vai nhau cùng ca hát, cười đùa.
→ Từ đó, bức tranh thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của các bạn thiếu nhi trên thế giới, không phân biệt sắc tộc
B. Đọc bài thơ Bài ca Trái Đất
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Định Hải
- Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.
- Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.
- Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
C. Trả lời câu hỏi Bài ca Trái Đất
Câu 1 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?
Trả lời:
Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu được so sánh với "quả bóng xanh bay giữa trời xanh", từ đó khắc họa nên hình ảnh Trái Đất gẫn gũi, thân thương, hồn nhiên và tươi trẻ
Câu 2 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khổ thơ 2 khẳng định điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ 2 khẳng định:
- Trái Đất là của trẻ em, không hề phân biệt sắc tộc, màu da
- Trẻ em là nụ, là hoa của đất nên dù thuộc dân tộc nào, sắc tộc nào trẻ em cũng đáng nhận được sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, bảo vệ
Câu 3 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hai câu thơ sau gọi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già.
Trả lời:
Mẫu:
Hai câu thơ khẳng định rằng sự hòa đồng, thân thiện và yêu thương giữa con người với con người sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ, tươi trẻ, giúp Trái Đất luôn luôn tươi đẹp
Câu 4 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh rằng: mọi trẻ em trên hành tinh này dù có màu da, dân tộc nào thì đều đáng yêu, đáng quý và Trái Đất này là của tất cả các bạn nhỏ ấy
D. Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Khúc ca hoà bình
(a) Tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách
- Tên truyện hoặc đoạn kịch
- Tác giả
- Nhân vật
- Diễn biến
- Ý nghĩa
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- ?
d. Thi "Nhà sử học nhí": Kể và trao đổi về ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
e. Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể.
Trả lời:
Mẫu:
a) Tìm đọc đoạn kịch:
Người công dân số Một
Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành: Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thềm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.
Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì .... ờ …anh là người nước nào?
Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cũng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên đống máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ. Đèn hoa kỳ lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.
Lê: Anh kể chuyện đó làm gì
Thành: Vì anh với tôi.. Chúng ta là công dân nước Việt...
Lê: Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được gì nào? Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?
Thành: Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình...
Lê: Anh ơi, Phú Lăng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi. Một suất vé hàng ngàn đồng. Lấy tiền đầu mà đi
Thành: Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên là Mai, quân Hải Phòng. Anh ấy làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rôn-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó...
(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)
Mai (Với anh lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp.
Thành: Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?
Mai: Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khổ nhọc lắm đầy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loại súng chào, rồi "A-lê hấp!", cho phẳng xuống biển. là rồi đời.
Thành: Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay có được không, anh?
Mai: Cũng được.
(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)
Lê: Này... Còn ngọn đèn hoa kì...
Thành: Sẽ có một ngọn đèn khác, anh ạ. Chào anh nhé! (Cũng Mai đi ra cửa)
Lê: Ch...ào!
(Tắt đèn)
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách
- Tên truyện hoặc đoạn kịch: Người công dân số Một
- Tác giả: Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng
- Nhân vật: Anh Lê, anh Mai và Anh Thành (Bác Hồ)
- Diễn biến: Anh Thành trò chuyện với anh Lê về những điều mà mình nhìn thấy ở Sài Gòn hoa lệ phát triển. Từ đó bày tỏ mong muốn ra nước ngoài để học hỏi, trở về giúp đỡ người dân của mình
- Ý nghĩa: Ngợi ca tinh thần dũng cảm, quyết tâm cao độ, bất chấp hiểm nguy để ra đi tìm đường cứu nước của một con người vĩ đại: Hồ Chí Minh
c, d, e) HS thực hành ở lớp dựa vào bài đọc bạn trao đổi ở lớp