Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23 lớp 5 Chân trời sáng tạo Tập 1
Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh chọn tả
- Tên cảnh
- Địa điểm
- Thời gian
b) Thân bài:
- Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh
- Với mỗi bộ phận của cảnh, chọn tả những những đặc điểm nổi bật
- Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị...
- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa
- Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian
- Chọn tả đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ rệt vào các thời điểm quan sát
- Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị...
- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa...
c) Kết bài: Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế
Trả lời:
HS tham khảo các dàn ý hay và chi tiết tại đây:
- Dàn ý Tả cảnh đồng:
- Lập dàn ý Tả cảnh cánh đồng lúa chín
- Lập dàn ý Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
- Lập dàn ý Tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng
- Dàn ý Tả công viên:
- Lập dàn ý Tả cảnh công viên
- Lập dàn ý Tả cảnh công viên vào buổi sáng
- Lập dàn ý Tả cảnh buổi chiều trong công viên
- Dàn ý Tả cảnh dòng sông:
- Dàn ý Tả cảnh đường phố:
- Lập dàn ý Tả cảnh đường phố khi cơn mưa vừa tạnh
- Lập dàn ý Tả cảnh buổi sáng trên đường phố
- Lập dàn ý Tả cảnh đường phố vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều
Câu 2 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
- Từ ngữ gợi tả
- Hình ảnh so sánh
- Hình ảnh nhân hóa
Trả lời:
HS tự thực hành chia sẻ ở lớp.
Vận dụng trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Giục buồng chuối
Thơm lừng
Trứng cuốc
Giục hạt đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu...
Trần Đăng Khoa
Trả lời:
Gợi ý:
Tác giả cảm nhận các sự vật bắt đầu sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh mẽ hơn sau khi nghe tiếng gà. Tiếng gà như một tín hiệu, tiếng còi báo hiệu cho mọi vật nhanh nhanh phát triển thêm:
- quả na mở mắt (chuyển từ xanh sang chín)
- hàng tre đâm măng (sinh ra cây con)
- buồng chuối thơm lừng, trứng cuốc (buồng chuối từ xanh sang chín)
- hạt đậu nảy mầm (sự lớn lên của hạt đậu)
- bông lúa uốn câu (chỉ sự đơm bông, hạt thóc phát triển lớn lên sẽ khiến thân lúa uốn cong như lưỡi câu)