Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nay em mười tuổi trang 53 lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại. 

A. Khởi động bài Nay em mười tuổi

Nói về một niềm vui của em trong ngày sinh nhật hoặc một dịp đặc biệt.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Niềm vui sướng khi được đoàn tụ, gặp mặt người thân trong gia đình vốn đi học, đi làm ở xa trong bữa cơm tất niên.
  • Niềm vui khi được chúc mừng, tặng quà trong bữa tiệc sinh nhật

B. Đọc bài Nay em mười tuổi

NAY EM MƯỜI TUỔI

Nắng hồi hộp thức suốt đêm
Đợi ban mai tới mừng em lên mười
Trống trường vang tiếng nói cười
Thu đi học cõng khoảng trời dễ thương.

Trăng khuya lóng lánh ven đường
Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà
Chú gà dậy sớm nhất nhà
Ó o gọi cả bao la rực hồng.

Lúa phơi bông khắp cánh đồng
Gió thơm bay giữa mênh mông thảm vàng
Để trang cổ tích mơ màng
Căng tròn trái thị dịu dàng toả hương.

Ngắm bầy chim liệng thân thương
Ríu ran bỗng thấy bốn phương reo mời
Sáng vui đón tuổi lên mười
Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng.

Hoài Khánh

C. Trả lời câu hỏi bài Nay em mười tuổi

Câu 1 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Mỗi món quà thiên nhiên tặng bạn nhỏ vào tuổi lên mười được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời:

Mỗi món quà thiên nhiên tặng bạn nhỏ vào tuổi lên mười được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh như sau:

  • Nắng: hồi hộp suốt đêm, đợi ban mai tới mừng em lên mười
  • Trống trường: vang tiếng nói cười
  • Thu: cõng khoảng trời dễ thương
  • Trăng khuya: lóng lánh
  • Cỏ xanh: hớn hở đính sương làm quà
  • Chú gà: dậy sớm, ó o gọi cả bao la rực hồng

Câu 2 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nắng và cỏ được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì hay?

Trả lời:

- Nắng và cỏ được nhân hóa bằng cách: miêu tả chúng bằng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người (hồi hộp, chờ, hớn hở)

- Cách nhân hóa đó hay ở chỗ: khiến sự vật được nhân hóa (nắng và cỏ) trở nên thú vị và hấp dẫn, ấn tượng hơn, đồng thời trở nên gần gũi hơn với người đọc

Câu 3 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Mỗi âm thanh được tả trong bài gợi cho em cảm xúc gì?

Trả lời:

Các âm thanh trong bài thơ gọi cho em niềm vui sướng, thích thú, hào hứng, phấn khởi khi sắp bước sang tuổi mới

Câu 4 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Vì sao tác giả nói "Sáng vui đón tuổi lên mười/ Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng."?

Trả lời:

Gợi ý:

Bởi vì sáng hôm nay là một buổi sáng đặc biệt với bạn nhỏ. Bạn ấy cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi thiên nhiên tặng mình những món quà ý nghĩa. Từ đó, bạn ấy cảm giác như đất nước cũng tươi đẹp hơn và gần gũi hơn hẳn mọi ngày

D. Đọc mở rộng Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai

(a) Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát:

Gợi ý:

- Về tài năng hoặc lòng dũng cảm của thiếu nhi:

  • Lượm (Tố Hữu)
  • Kim Đồng (Phong Nhã)

- Về việc làm có ý nghĩa của thiếu nhi:

  • Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)
  • Lên rẫy (Đỗ Toàn Diện)

- Về ước mơ của thiếu nhi:

  • Em cùng đất nước đi lên (Hoài Khánh)
  • Bốn mùa mơ ước (Nguyễn Lãm Thắng)

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

  • Tên bài thơ hoặc bài hát
  • Tác giả
  • Từ dùng hay
  • Hình ảnh đẹp

c. Cùng bạn chia sẻ:

  • Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.
  • Nhật kí đọc sách.
  • Hình ảnh em thích và giải thích lí do.
  • Những điều học được sau khi đọc bài thơ hoặc lời bài hát.
  • ?

d. Ghi chép những hình ảnh đẹp trong một bài thơ hoặc lời bài hát được bạn chia sẻ.

(e) Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát dựa vào thông tin đã ghi chép.

Trả lời:

Gợi ý:

a) HS tham khảo bài thơ:

HẠT GẠO LÀNG TA

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...

theo Trần Đăng Khoa

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

  • Tên bài thơ hoặc bài hát: Hạt gạo làng ta
  • Tác giả: Trần Đăng Khoa
  • Từ dùng hay: "Hạt vàng làng ta"
  • Hình ảnh đẹp: Các bạn nhỏ ngoài giờ học đã ra đồng múc nước chống hạn cho ruộng lúa, bắt sâu, gánh phân bón cho cây lúa phát triển tốt

c, d, e) HS thực hành với bạn ở lớp theo hướng dẫn của Giáo viên.

E. Trắc nghiệm bài Nay em mười tuổi

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm